Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập nhằm mục đích gì? Trường cao đẳng sư phạm gồm những cấp trường nào?
Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập nhằm mục đích gì?
Mục đích của trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định tại Điều 2 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.
Theo quy định trên, trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước.
Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập gồm những cấp trường nào?
Cấp trường của trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định tại Điều 4 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm trong Điều lệ này gồm có: trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương, trong đó:
a) Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;
b) Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Chính phủ đối với trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều lệ này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Theo đó, trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập gồm trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương.
Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập có trách nhiệm công khai những hoạt động nào?
Trách nhiệm công khai hoạt động của trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định tại Điều 6 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm công khai, giải trình của trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, các quy định liên quan đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường cao đẳng sư phạm thực hiện quyền tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.
3. Trường cao đẳng sư phạm có trách nhiệm công khai, giải trình thể hiện ở các hoạt động: báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.
Như vậy, trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập có trách nhiệm công khai những hoạt động như báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời công khai cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?