Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có thể là luật sư Việt Nam theo quy định pháp luật không?
- Những điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là gì?
- Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có thể là luật sư Việt Nam không?
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không thông báo về việc ngừng hoạt động của chi nhánh thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Những điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là gì?
Theo quy định Điều 68 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như sau:
Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;
3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
Như vậy, có 3 điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như sau:
- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;
- Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (Hình từ internet)
Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có thể là luật sư Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Luật sư 2006 quy định về chinh nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như sau:
Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Như vậy, Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có thể là luật sư Việt Nam
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không thông báo về việc ngừng hoạt động của chi nhánh thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
....
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
i) Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm;
k) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
l) Nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình;
n) Không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Nếu tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không thông báo về việc ngừng hoạt động của chinh nhánh thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt này áp dụng cho cá nhân, nêu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì bị phạt gấp 2 lần mức phạt của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?