Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo những ngành nghề nào theo quy định hiện hành?
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo những ngành nghề nào theo quy định hiện hành?
Tại Điều 2 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về đào tạo các trình độ của giáo dục đại học khi Trường đảm bảo điều kiện để được mở ngành đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học, cụ thể:
a) Ngành Chính sách công;
b) Ngành Quản lý công;
c) Ngành Phát triển nông thôn;
d) Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp;
đ) Các ngành đào tạo khác được mở mới theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
...
Theo đó, trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo những ngành nghề sau:
- Ngành Chính sách công;
- Ngành Quản lý công;
- Ngành Phát triển nông thôn;
- Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp;
- Các ngành đào tạo khác được mở mới theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo những ngành nghề nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trường:
a) Lãnh đạo Trường có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Hiệu trưởng điều hành toàn bộ hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về các hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức không có tư cách pháp nhân, gồm: Phòng, Khoa, Trung tâm thuộc Trường; ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức có tư cách pháp nhân sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; bố trí viên chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
c) Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.
...
Theo đó, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đào tạo có nhiệm vụ sau:
(1) Điều hành toàn bộ hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về các hoạt động của Trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức không có tư cách pháp nhân, gồm: Phòng, Khoa, Trung tâm thuộc Trường;
(2) Ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức có tư cách pháp nhân sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ;
(3) Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; bố trí viên chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.
Ngoài Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thì Bộ NNPTNT còn trường nào trực thuộc?
Tại Điều 1 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Vị trí và chức năng
1. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Như vậy, ngoài Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn thì Bộ NNPTNT còn Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?