Trường của tổ chức chính trị được hiểu như thế nào? Trường của tổ chức chính trị bao gồm những cơ cấu tổ chức nào?

Trường của tổ chức chính trị quy định về nhà giáo phải đáp ứng những yêu cầu nào? Trường của tổ chức chính trị bao gồm những cơ cấu tổ chức nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Huy ở Long Thành.

Trường của tổ chức chính trị được hiểu như thế nào?

Tại Điều 2 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vị trí pháp lý của trường đào tạo, bồi dưỡng
Trường đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
1. Trường của cơ quan nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
2. Trường của tổ chức chính trị là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Trường của tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
4. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân là đơn vị trực thuộc các cấp quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nằm trong tổ chức, biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam.

Theo đó, trường của tổ chức chính trị là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường của tổ chức chính trị

Trường của tổ chức chính trị (Hình từ Internet)

Trường của tổ chức chính trị bao gồm những cơ cấu tổ chức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm:
a) Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);
b) Hội đồng trường, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này và của pháp luật có liên quan;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo;
d) Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
đ) Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng.
...

Theo đó, cơ cấu tổ chức trường của tổ chức chính trị bao gồm:

- Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);

- Hội đồng trường, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này và của pháp luật có liên quan;

- Hội đồng khoa học và đào tạo;

- Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ trường của tổ chức chính trị và nghiên cứu khoa học;

- Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường của tổ chức chính trị.

Trường của tổ chức chính trị quy định về nhà giáo phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Tại Điều 6 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:

- Nhà giáo của trường của tổ chức chính trị thuộc đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Vai trò, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của nhà giáo của trường của tổ chức chính trị thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Nhà giáo của trường của tổ chức chính trị thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học thì được hưởng chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo quy định.

- Nhà giáo của trường của tổ chức chính trị thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được hưởng chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

- Đối với nhà giáo trong các trường của tổ chức chính trị không thuộc khoản 3 và khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Nhà giáo của trường của tổ chức chính trị đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của trường của tổ chức chính trị đủ tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú theo quy định của pháp luật được Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Tổ chức chính trị xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp phó của tổ chức chính trị xã hội là công chức hay viên chức?
Pháp luật
Những chi hội nào thuộc các tổ chức chính trị xã hội ở thôn, bản, ấp ở các xã đặc biệt khó khăn được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động?
Pháp luật
Trường của tổ chức chính trị được hiểu như thế nào? Trường của tổ chức chính trị bao gồm những cơ cấu tổ chức nào?
Pháp luật
Tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh có thể sử dụng tình nguyện viên để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức chính trị xã hội
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,228 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức chính trị xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức chính trị xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào