Trường Đại học Việt Đức có quyền tự chủ về xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp nội dung môn học và chương trình ngành học của Trường không?
Trường Đại học Việt Đức có quyền tự chủ về xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp nội dung môn học và chương trình ngành học của Trường không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Việt Đức ban hành kèm theo Quyết định 890/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về quyền tự chủ như sau:
Quyền tự chủ
Trường được xây dựng và phát triển theo định hướng đề cao nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo, nghiên cứu, gắn nghiên cứu với đào tạo và tự do học thuật như đối với các trường đại học của Đức và phù hợp với pháp luật của Việt Nam. Quyền tự chủ của Trường được xác định như sau:
1. Về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quan hệ quốc tế: Trường được quyền tự quyết định mọi hoạt động điều hành, xử lý, quyết định những công việc mang tính nội bộ trong khung khổ của pháp luật.
a) Về chiến lược: Trường được tự xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển, tự quyết định việc hợp tác trong nước, quốc tế để thực hiện chiến lược đã đề ra;
b) Về tổ chức: Trường được xây dựng các quy định riêng về tổ chức, quy chế nội bộ của Trường, quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc;
c) Về nhân sự: Trường được tuyển chọn cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên theo các tiêu chuẩn do Trường quy định, tự xác định biên chế, tuyển dụng và sa thải nhân sự; được tổ chức Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư phù hợp với quy định của Việt Nam;
d) Về sản phẩm, dịch vụ: Trường được tự quyết định chương trình đào tạo và ban hành các quy định riêng về đào tạo, thi cử, mức học phí, việc tuyển sinh, các hoạt động đào tạo nâng cao theo đặt hàng, các nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Về giảng dạy và nghiên cứu: Giảng viên có quyền tự chủ về xây dựng nội dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung môn học và chương trình ngành học của Trường, tự chủ trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố các kết quả nghiên cứu với điều kiện bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
3. Về học thuật: Trường khuyến khích và hỗ trợ giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên trong các hoạt động có nội dung học thuật nhằm tạo ra các tri thức mới; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Như vậy, theo quy định trên thì trường Đại học Việt Đức có quyền tự chủ về xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp nội dung môn học và chương trình ngành học của Trường.
Trường Đại học Việt Đức (Hình từ Internet)
Ban Giám hiệu của trường Đại học Việt Đức gồm những ai?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Việt Đức ban hành kèm theo Quyết định 890/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về Ban Giám hiệu như sau:
Ban Giám hiệu
1. Ban Giám hiệu
a) Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng trường. Ban Giám hiệu có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Trường và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Trường theo quy định tại Quy chế này.
Thành viên Ban Giám hiệu hoạt động trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được thống nhất phân công trong Ban Giám hiệu theo đề xuất của Hiệu trưởng. Khi cần thiết có thể phân công lại nhiệm vụ của từng thành viên trên cơ sở đồng ý của Hội đồng trường;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Giám hiệu của trường Đại học Việt Đức gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng của trường Đại học Việt Đức do ai bầu ra?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Việt Đức ban hành kèm theo Quyết định 890/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về Ban Giám hiệu như sau:
Ban Giám hiệu
…
2. Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đứng đầu, là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc quản lý nhân sự của Trường, là người đại diện cao nhất của Trường theo pháp luật. Hiệu trưởng do Hội đồng Nội trị bầu ra dựa trên danh sách các ứng viên do Ban đề cử nhân sự đề xuất. Ban đề cử gồm có 02 đại diện của Hội đồng nội trị và 04 đại diện của Hội đồng trường. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 05 năm và có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiệu trưởng có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của trường theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng trường về toàn bộ các hoạt động của Trường và về việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Trường theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng có quyền trình ý kiến riêng của mình về những quyết định của Hội đồng nội trị lên Hội đồng trường, nhất là những ý kiến phản đối và những quyết định không hợp pháp của Hội đồng nội trị, đồng thời có trách nhiệm trong việc sửa sai.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệu trưởng của trường Đại học Việt Đức do Hội đồng Nội trị bầu ra dựa trên danh sách các ứng viên do Ban đề cử nhân sự đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?