Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội gồm những đơn vị nào?
- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ gì trong việc nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo phân cấp; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
3. Trường có tên giao dịch quốc tế là: Training Institute for Social Security Operation.
Như vậy, theo quy định, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội gồm những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Trường gồm:
a) Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ;
b) Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý;
c) Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
d) Văn phòng;
đ) Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh;
e) Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Phòng, khoa, cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phòng) do Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương) quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. Giúp Trưởng phòng và tương đương có Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương). Số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, Cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội gồm:
(1) Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ;
(2) Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý;
(3) Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
(4) Văn phòng;
(5) Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh;
(6) Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ gì trong việc nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Về nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tư vấn, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị, tổ chức trong nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tham gia các dự án quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng.
4. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, chất lượng đội ngũ viên chức làm giảng viên của Trường; căn cứ nhu cầu bồi dưỡng, được ký hợp đồng với chuyên gia làm giảng viên thỉnh giảng của Trường theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong việc nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng thì Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Tư vấn, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chủ trì hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị, tổ chức trong nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao;
Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tham gia các dự án quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?