Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng?
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được gửi cho những cơ quan nào khi học sinh đã chấp hành xong quyết định?
- Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng?
- Có những biện pháp tái hòa nhập cộng đồng nào đối với học sinh trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định?
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được gửi cho những cơ quan nào khi học sinh đã chấp hành xong quyết định?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp học sinh đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
2. Khi học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh đó.
Trường hợp đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
3. Đối với học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi có trường giáo dưỡng.
...
Theo quy định thì học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh đó
Đồng thời hiệu trưởng sẽ gửi bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định cho các cơ quan nhà nước sau
(1) Cục Cảnh sát quản lý trường giáo dưỡng;
(2) Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định;
(3) Công an cấp huyện nơi về cư trú;
(4) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đáp chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng? (Hình từ Internet)
Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về việc tái hòa nhập cộng đồng như sau:
Chuẩn bị công tác tái hòa nhập cộng đồng
1. Trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.
Bộ Công an hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.
Để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng;
Bên cạnh đó nhà trường cần tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh.
Ngoài ra, trường giáo dưỡng sẽ phải thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh khi chấp hành xong quyết định.
Có những biện pháp tái hòa nhập cộng đồng nào đối với học sinh trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định?
Theo Điều 45 Nghị định 140/2021/NĐ-CP thì biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng sẽ bao gồm các biện pháp sau:
(1) Thông tin, truyền thông giáo dục nhằm định hướng, khuyến khích, động viên việc giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ sự định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử;
(2) Chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(3) Người đã chấp hành xong được quan tâm đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm, lao động, sản xuất, kinh doanh;
(4) Người chưa thành niên chấp hành xong quyết định được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống;
(5) Trẻ em chấp hành xong quyết định được áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm theo quy định của Luật Trẻ em 2016.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong quyết định vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?