Trường học tham gia phổ biến giáo dục pháp luật thì có được Nhà nước tạo điều kiện theo quy định hay không?
- Trường học tham gia phổ biến giáo dục pháp luật thì có được Nhà nước tạo điều kiện hay không?
- Trường học thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật bằng cách phát hành tài liệu giáo dục pháp luật thì có được chi trả kinh phí?
- Có được đem giáo dục pháp luật vào như một nội dung trong chương trình giáo dục không?
Trường học tham gia phổ biến giáo dục pháp luật thì có được Nhà nước tạo điều kiện hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, nếu trường học tham gia giáo dục pháp luật thì nhà nước tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Trường học thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật bằng cách phát hành tài liệu giáo dục pháp luật thì có được chi trả kinh phí?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nội dung chi
...
7. Chi tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm: thi viết, thi sân khấu hóa, thi qua mạng internet, thi trên sóng phát thanh, truyền hình.
8. Chi tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nhà giáo và người học. Đối với các khoá tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ, có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ.
9. Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; các cuộc họp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và các Chương trình, đề án; các hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
10. Chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
11. Chi thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường, bao gồm:
a) Chi khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu của người học và nhà giáo;
b) Chi biên soạn, in, phát hành tài liệu giáo dục pháp luật;
c) Chi xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục pháp luật;
d) Chi thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật;
đ) Chi tổ chức giáo dục pháp luật ngoài giờ, ngoại khóa, trại hè và sinh hoạt hè cho người học.
...
Theo đó, trong nội dung chi để thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thì việc chi thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường, bao gồm các việc như quy định trên.
Như vậy, trường học thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật bằng cách phát hành tài liệu giáo dục pháp luật thì sẽ nằm trong nội dung chi trả và được chi trả.
Có được đem giáo dục pháp luật vào như một nội dung trong chương trình giáo dục không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Theo đó, việc giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Như vậy, được phép đem việc giáo dục pháp luật vào và xem như một nội dung trong chương trình giáo dục một cách bình thường và đây cũng là một trong những chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?