Trường hợp bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì có áp dụng hình thức bỏ phiếu kín không?
- Trường hợp bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì có áp dụng hình thức bỏ phiếu kín không?
- Phiếu bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần lưu ý gì?
- Khi nào thì người được bầu được xem là trúng cử vào ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng ủy viên ban chấp hành đã quyết định bầu thì xử lý thế nào?
Trường hợp bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì có áp dụng hình thức bỏ phiếu kín không?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
7.1. Khi chốt danh sách bầu ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn các cấp phải có số dư.
7.2. Việc bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp
a. Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.
b. Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
c. Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
...
Đối chiếu với quy định này, trong trường hợp bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì sẽ tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín. Ngoài ra còn các trường hợp khác quy định tại tiểu mục 7.2 Mục này cũng sẽ thực hiện bằng việc bỏ phiếu kín.
Trường hợp bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì có áp dụng hình thức bỏ phiếu kín không? (hình từ Internet)
Phiếu bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần lưu ý gì?
Căn cứ tiểu mục 7.5 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về phiếu bầu như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.5. Phiếu bầu
a. Là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
b. Phiếu bầu không hợp lệ là:
- Phiếu không do đại hội hoặc hội nghị phát hành.
- Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
- Phiếu không bầu ai hoặc không rõ để ai, gạch ai.
- Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
- Phiếu có ký hiệu riêng.
- Phiếu không ghi (hoặc không đánh dấu) đồng ý hay không đồng ý, hoặc phiếu đánh dấu vào cả hai cột “Đồng ý” và “Không đồng ý” đối với phiếu bầu có cột “Đồng ý” và “Không đồng ý”.
c. Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
Chiếu theo quy định này, phiếu bầu ủy viên ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần lưu ý:
- Phiếu bầu được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C...
- Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
- Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
Ngoài ra cần lưu ý phiếu bầu sẽ bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại tiểu mục b Mục này.
Khi nào thì người được bầu được xem là trúng cử vào ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
Tại tiểu mục 7.5 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.6. Về điều kiện trúng cử
a. Kết quả bầu cử được tính là số phiếu bầu đồng ý hợp lệ trên tổng số phiếu phát ra tại đại hội, hội nghị.
b. Người trúng cử là người có số phiếu đồng ý hợp lệ đạt trên một phần hai tổng số phiếu phát ra tại đại hội, hội nghị.
c. Nhân sự không trúng cử ban chấp hành tại Đại hội cấp dưới thì không được giới thiệu vào danh sách nhân sự để bầu vào ban chấp hành đoàn cấp trên.
...
Theo đó, người trúng cứ vào ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người có số phiếu đồng ý hợp lệ đạt trên một phần hai tổng số phiếu phát ra tại đại hội, hội nghị.
Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng ủy viên ban chấp hành đã quyết định bầu thì xử lý thế nào?
Tại tiểu mục 7.7 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định như sau trong trường hợp bầu lần đầu chưa đủ số lượng ủy viên ban chấp hành đã quyết định bầu thì xử lý như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.7. Những trường hợp khác
a. Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
b. Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên thì báo cáo để ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
c. Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Không lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết.
d. Việc bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên theo nguyên tắc: bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyết sau. Danh sách bầu đại biểu chính thức có thể có số dư hoặc không. Trong trường hợp danh sách bầu đại biểu chính thức có số dư, sau khi kiểm phiếu, ngoài những đại biểu trúng cử đại biểu chính thức, các đại biểu còn lại trong danh sách bầu cử nếu có số phiếu đạt trên 50% tổng số phiếu bầu thì Đại hội có thể xem xét biểu quyết chọn làm đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp. Trường hợp đã lấy hết số đại biểu đủ điều kiện làm đại biểu dự khuyết mà vẫn thiếu số lượng so với số lượng được phân bổ thì đại hội tiến hành bầu bổ sung đại biểu dự khuyết cho đủ số lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?