Trường hợp cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì cần đề nghị cho cơ quan nào quyết định?
Phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung chủ yếu trong phương pháp thành lập Hội đồng thương lượng tập thể như sau:
Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
...
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh, các doanh nghiệp đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Nội dung phương án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Cơ cấu thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể, gồm:
a1) Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể;
a2) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
a3) Đại diện thương lượng tập thể của các bên;
a4) Các bộ phận khác (nếu có).
b) Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể, Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và các bộ phận khác (nếu có).
c) Thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
d) Kế hoạch hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
đ) Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
e) Dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị không thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì nêu rõ lý do.
...
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh, các doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể phải bao gồm một số nội dung chủ yếu như cơ cấu thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể; chức năng, nhiệm vụ của hội đồng;...và các nội dung khác theo quy định nêu trên.
Trường hợp cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì cần đề nghị cho cơ quan nào quyết định?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể như sau:
Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
...
5. Trong quá trình hoạt động, khi cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể để phù hợp với tình hình thực tế thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Như vậy, khi cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì cần đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì cần đề nghị cho cơ quan nào quyết định? (Hình từ Internet)
Hội đồng thương lượng tập thể sẽ hoạt động dựa vào nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 9 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về kinh phí hoạt động của Hội đồng thương tập thể như sau:
Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Hội đồng thương lượng tập thể làm việc thông qua các phiên họp.
2. Đại diện thương lượng của bên người sử dụng lao động và bên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm tiến hành thương lượng theo khoản 1 và khoản 2 Điều 72 của Bộ luật Lao động và quyết định kết quả thương lượng thông qua phiên họp của Hội đồng.
3. Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều phối các phiên họp của Hội đồng để đại diện các bên thương lượng theo quy định;
b) Xem xét, quyết định bổ sung, thay thế người đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên; chấp nhận đề nghị tham gia Hội đồng thương lượng tập thể của các doanh nghiệp khác sau khi được sự đồng thuận của đại diện các bên trong Hội đồng thương lượng tập thể;
c) Quyết định thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng để hỗ trợ hoạt động thương lượng tập thể của các bên.
4. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết để các bên tiến hành thương lượng.
5. Hội đồng thương lượng tập thể tự giải thể khi hết thời gian hoạt động theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở các doanh nghiệp tham gia thương lượng thỏa thuận đóng góp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở các doanh nghiệp tham gia thương lượng thỏa thuận đóng góp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?