Trường hợp có kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán giải quyết thế nào? Ai có thẩm quyền kháng nghị quyết định của Tòa án?
- Việc kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của ai?
- Trường hợp có kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán giải quyết như thế nào?
- Phiên họp giải quyết kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản được Tổ thẩm phán tổ chức ra sao?
Việc kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ Điều 44 Luật Phá sản 2014 quy định về thẩm quyền kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án như sau:
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.
6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.
...
Theo quy định trên thì việc kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Ngay sau khi nhận được đơn kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trường hợp có kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán giải quyết như thế nào?
Căn cứ ĐIều 13 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản phải tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định quy định tại Điều 44 của Luật phá sản như sau:
a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;
c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Khi nhận được đơn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định:
- Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;
- Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.
Trường hợp có kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp giải quyết kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản được Tổ thẩm phán tổ chức ra sao?
Theo Điều 14 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về việc mở phiên họp giải quyết kháng nghị như sau:
- Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thực hiện tổ chức phiên họp giải quyết kháng nghị quyết định không mở thủ tục phá sản. Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
- Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
- Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.
- Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ có quyền trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
- Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.
- Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản, được Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?