Trường hợp công chức cấp trung ương đã chuyển công tác sang đơn vị mới mà phát hiện vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền xử lý kỷ luật công chức đó?
- Có áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo không?
- Trường hợp công chức cấp trung ương đã chuyển công tác sang đơn vị mới mà phát hiện vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền xử lý kỷ luật công chức đó?
- Công chức cấp trung ương đang trong thời gian xem xét kỷ luật có thuộc trường hợp chưa tinh giản biên chế hay không?
Có áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo không?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Căn cứ trên quy định các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Hạ bậc lương.
+ Buộc thôi việc.
Như vậy, không áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo.
Trường hợp công chức cấp trung ương đã chuyển công tác sang đơn vị mới mà phát hiện vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền xử lý kỷ luật công chức đó? (Hình từ Internet)
Trường hợp công chức cấp trung ương đã chuyển công tác sang đơn vị mới mà phát hiện vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền xử lý kỷ luật công chức đó?
Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức được quy định theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/09/2023) như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
10. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
...
Căn cứ trên quy định trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí công chức đang đảm nhiệm.
Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
Trước đây, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức được quy định theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
5. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Căn cứ trên quy định trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
Như vậy, đơn vị cũ nơi công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo đã công tác có thẩm quyền tiến hành xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại đơn vị cũ và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
Công chức cấp trung ương đang trong thời gian xem xét kỷ luật có thuộc trường hợp chưa tinh giản biên chế hay không?
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, công chức cấp trung ương đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa thực hiện tinh giản biên chế.
Trước đây, các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế được quy định theo Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) quy định như sau:
Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ trên quy định các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế, bao gồm:
- Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, công chức cấp trung ương đang trong thời gian xem xét kỷ luật thuộc trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?