Trường hợp đã thực hiện kiểm toán nội bộ hàng năm nhưng sau đó phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng thì làm thế nào?
Trường hợp đã thực hiện kiểm toán nội bộ hàng năm nhưng sau đó phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng thì làm thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
"a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này."
Như vậy, trong trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ thông qua các báo cáo đột xuất.
Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện báo cáo đột xuất hay do đối tượng nào khác thực hiện?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của đơn vị được quy định như sau:
"Điều 15. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
1. Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định.
2. Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán."
Có thể thấy, đơn vị cần phải chuẩn bị cho các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 20 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 20. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ
1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.
2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
4. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
5. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
6. Lập báo cáo kiểm toán.
7. Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
8. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
9. Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
10. Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
11. Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật."
Như vậy, một trong những nội dung thuộc nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ chính là thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền. Do đó, khi cần thực hiện các báo cáo kiểm toán nội bộ đột xuất, bộ phận kiểm toán nội bộ chính là đối tượng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.
Trường hợp không có thời gian thực hiện kiểm toán đột xuất thì sẽ miễn thực hiện đúng không?
Trường hợp không có thời gian thực hiện kiểm toán đột xuất thì sẽ miễn thực hiện đúng không?
Tại Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 14. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
1. Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán."
Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, đơn vị phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu. Do đó, lý do không có thời gian thực hiện không được chấp nhận, đơn vị cần đáp ứng các quy định về thực hiện báo cáo đột xuất như đã định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?