Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thăm dò khoáng sản mà khoáng sản đó thuộc loại độc hại thì có phải ngừng thăm dò hay không?

Công ty tôi vừa được cấp phép thăm dò khoáng sản. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra khoáng sản sắp khai thác có chứa thủy ngân. Đây có phải là khoáng sản độc hại hay không? Trong trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại, công ty tôi có bị buộc phải ngừng thăm dò hay không? Trường hợp nào bị thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản?

Khoáng sản có chứa thủy ngân có phải là khoáng sản độc hại hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 158/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam."

Theo quy định trên, khoáng sản có chứa nguyên tố thủy ngân mà khi khai thác, sử dụng sẽ phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam thì mới được xem là khoáng sản độc hại. Do đó, khoáng sản công ty bạn sắp tiến hành thăm dò nếu được đánh giá, phân tích chứa hàm lượng thủy ngân không đủ để gây ra những hệ quả trên thì vẫn không phải là khoáng sản độc hại.

Thăm dò khoáng sản độc hại

Thăm dò khoáng sản độc hại

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thăm dò khoáng sản mà khoáng sản đó thuộc loại độc hại thì có phải ngừng thăm dò hay không?

Tại Điều 44 Luật Khoáng sản 2010 có quy định như sau:

"Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Căn cứ quy định trên, trường hợp tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò khoáng sản mà khoáng sản đó thuộc nhóm khoáng sản độc hại thì tổ chức, cá nhân cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người. Trong trường hợp đã dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường thì tổ chức, cá nhân trên cần xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm và thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm. Nếu khoáng sản độc hại nói trên có chứa chất phóng xạ thì bên cạnh các nghĩa vụ trên, tổ chức, cá nhân còn cần thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan để giảm thiểu một cách tối đa lượng phóng xạ phát ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 158/2016/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm quản lý khoáng sản độc hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại cần thực hiện thêm những nghĩa vụ nêu trên, không bị buộc phải ngừng thực hiện hoạt động thăm dò.

Trường hợp nào bị thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010, Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong trường hợp sau:

- Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản, cụ thể:

"Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
...
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
d) Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
đ) Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
e) Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;"

- Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây

Khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khoáng sản
Thăm dò khoáng sản độc hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi không khắc phục hậu quả do thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Thạch cao có nằm trong danh mục khoáng sản Việt Nam không? Tổ chức cá nhân nào khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Khai thác cát, sỏi trái phép lần thứ hai và bị bắt với khối lượng 5m3 có phải là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào? Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản?
Pháp luật
Kế hoạch sử dụng đất thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030 ra sao?
Pháp luật
Đá trầm tích có phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác đá trầm tích không?
Pháp luật
Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật thì khoáng sản được định nghĩa như thế nào? Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động gì?
Pháp luật
Công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình hào phải đảm bảo những yêu cầu nào? Khu vực thi công có phải đặt biển cảnh báo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoáng sản
1,267 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoáng sản Thăm dò khoáng sản độc hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản Xem toàn bộ văn bản về Thăm dò khoáng sản độc hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào