Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu thì giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải được tính như thế nào?
Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hủy bỏ thì giá dịch vụ được tính như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
- Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 06 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu, người yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 03 giờ;
- Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu mà thời gian báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến dưới 03 giờ, người yêu cầu hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi thì áp dụng mức giá bằng 20.000 đồng/người/giờ. Đối với trường hợp bao gồm cả phương tiện thì áp dụng mức giá bằng 200.000 đồng/người và phương tiện/giờ. Trường hợp hoa tiêu chưa xuất phát thì tính 01 giờ; hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát, thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu được tính tối thiểu là 01 giờ; hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu sau thời điểm yêu cầu dịch vụ hoa tiêu không quá 04 giờ, quá thời gian trên việc yêu cầu dịch vụ hoa tiêu coi như đã hủy bỏ và người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và trong khung giá quy định tại Điều này;
- Trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hoa tiêu hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu thì người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và trong khung giá quy định tại Điều này;
- Hoa tiêu đã hoàn thành việc dẫn tàu, trường hợp thuyền trưởng yêu cầu hoa tiêu ở lại trên tàu thì tiền chờ đợi được tính theo số giờ giữ lại thực tế;
- Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn thì khung giá áp dụng bằng 110% khung giá quy định tại Điều này;
- Chủ tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải tối thiểu 04 chuyến/tàu/tháng thì từ chuyến thứ tư trở đi của tàu này trong tháng, khung giá áp dụng bằng 80% khung giá quy định tại Điều này;
- Chủ tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 04 chuyến/ tháng tại 01 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ tư trở đi khung giá áp dụng bằng 50% khung giá quy định tại Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó nhưng không thấp hơn giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu theo khung giá quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền không tới thẳng cảng đến mà yêu cầu neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đón trả hoa tiêu. Giá dịch vụ phương tiện đưa đón hoa tiêu không vượt quá 300.000 đồng/tàu/lượt;
- Tàu thuyền đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đã yêu cầu được cảng vụ hàng hải tại khu vực và tổ chức hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới khiến tàu phải chờ đợi thì tổ chức hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ, tính theo số giờ thực tế phải chờ đợi;
- Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí đón hoa tiêu nhưng tàu thuyền không vận hành được vì lý do bất khả kháng, có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực thì tổ chức hoa tiêu thu giá dịch vụ hoa tiêu bằng giá tối thiểu cho 01 tàu/lượt dẫn tàu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trường hợp hoa tiêu đã lên tàu mà người yêu cầu hoa tiêu hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu thì người yêu cầu hoa tiêu phải trả 80% số tiền tính giá dịch vụ hoa tiêu theo cự ly dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và trong khung giá quy định tại Điều này;
Hoa tiêu hàng hải
Giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải tuyến nội địa tại Việt Nam
Tại Điều 8 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT quy định khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với một số tuyến dẫn tàu và một số loại tàu thuyền được quy định như sau:
Tùy thuộc vào từng loại tàu, tuyến dẫn đường mà giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải sẽ khác nhau.
Thu giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải nằm ngoài khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định có được không?
Trước đây, Điều 23 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định :
"1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ tại cảng biển không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp khó thực hiện hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước."
Theo đó, thu giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải nằm ngoài khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định sẽ bị xử phạt từ 25 đến 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?