Trường hợp hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Trong trường hợp của anh phải xác định việc chủ nhà ký kết hợp đồng với ai (ký với anh, sau đó anh thuê lại thợ để thực hiện hợp đồng hay thế nào? Việc chấm dứt hợp đồng đã ký kết là do bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện hay là do bên chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng? Giữa anh và người thợ trực tiếp sửa nhà đó có ký kết hợp đồng nào hay không?
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện, theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại".
Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
Tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:
"Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan."
Như vậy nếu như trong hợp đồng ký kết ban đầu giữa anh và chủ nhà thì theo quy định anh có nghĩa vụ phải hoàn trả lại khoản tiền sau khi trừ đi các chi phí hợp lý trong việc thực hiện hợp đồng. Sau đó anh mới yêu cầu người kia hoàn trả lại tiền cho mình.
Bên chủ nhà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng."
Nếu như không có căn cứ mà phía chủ nhà vẫn đòi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì anh căn cứ vào điều khoản ký kết trong hợp đồng xem có quy định về phạt hợp đồng hay bồi thường khi vi phạm hợp đồng hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?