Trường hợp khẩn cấp nào trong kho nhiên liệu hàng không cần được xem xét xử lý? Có bao nhiêu loại sự cố được xác định trong kho nhiên liệu hàng không?

Tôi muốn hỏi trường hợp khẩn cấp nào trong kho nhiên liệu hàng không cần được xem xét xử lý? Có bao nhiêu loại sự cố được xác định trong kho nhiên liệu hàng không? Hoạt động báo cáo và điều tra các sự cố được quy định ra sao - Câu hỏi của anh Xuân Vũ (Biên Hòa).

Trường hợp khẩn cấp nào trong kho nhiên liệu hàng không cần được xem xét xử lý?

su-co-trong-kho-nhien-lieu-hang-khong

Có bao nhiêu loại sự cố được xác định trong kho nhiên liệu hàng không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 41 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Các trường hợp khẩn cấp
1. Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người quản lý của kho phải tính toán các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra và lập kế hoạch đối phó.
2. Các trường hợp khẩn cấp cần phải được xem xét:
a) Thiết bị bị hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của kho và tra nạp nhiên liệu cho tàu bay;
b) Mất điện;
c) Tràn nhiên liệu;
d) Tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng cho nhân viên, người điều hành hoặc người thứ ba;
đ) Những hoạt động khủng bố, ném bom, bạo loạn;
e) Các vấn đề liên quan đến chất lượng nhiên liệu;
g) Các sự cố, tai nạn tàu bay mà nguyên nhân có thể do nhiên liệu;
h) Hoả hoạn.

Theo đó, công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người quản lý của kho phải tính toán các trường hợp khẩn cấp sau đây có thể xảy ra và lập kế hoạch đối phó, bao gồm:

+ Thiết bị bị hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của kho và tra nạp nhiên liệu cho tàu bay;

+ Mất điện;

+ Tràn nhiên liệu;

+ Tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng cho nhân viên, người điều hành hoặc người thứ ba;

+ Những hoạt động khủng bố, ném bom, bạo loạn;

+ Các vấn đề liên quan đến chất lượng nhiên liệu;

+ Các sự cố, tai nạn tàu bay mà nguyên nhân có thể do nhiên liệu;

+ Hoả hoạn.

Có bao nhiêu loại sự cố được xác định trong kho nhiên liệu hàng không?

Theo Điều 42 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Báo cáo và điều tra các loại sự cố và tai nạn
1. Các loại sự cố được xác định như sau:
a) Sự cố ảnh hưởng đến các hoạt động: chất lượng nhiên liệu, tắt máy khẩn cấp, nhầm lẫn loại nhiên liệu; tàu bay bị hỏng do va chạm với phương tiện tra nạp hoặc một phần của trang thiết bị trên xe tra nạp là nguyên nhân gây hư hỏng tàu bay;
b) Sự cố ảnh hưởng đến môi trường: lớn hơn 20 lít nhiên liệu tràn ra môi trường (nước và đất), lớn hơn 150 lít nhiên liệu tràn từ vật chứa (nhưng chưa ảnh hưởng đến môi trường nước và đất), tàu bay bị tràn nhiên liệu, nước thải chảy ra môi trường hoặc hơi nhiên liệu bay vào môi trường trên mức giới hạn quy định của Tiêu chuẩn quốc gia hoặc Tiêu chuẩn cơ sở có liên quan đang còn hiệu lực thi hành.
c) Sự cố ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe: gây tử vong hoặc thương tích người lao động làm ảnh hưởng công việc.
...

Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 42 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định trên xác định có 03 loại sự cố được xác định trong kho nhiên liệu hàng không, gồm:

+ Sự cố ảnh hưởng đến các hoạt động: chất lượng nhiên liệu, tắt máy khẩn cấp, nhầm lẫn loại nhiên liệu; tàu bay bị hỏng do va chạm với phương tiện tra nạp hoặc một phần của trang thiết bị trên xe tra nạp là nguyên nhân gây hư hỏng tàu bay;

+ Sự cố ảnh hưởng đến môi trường: lớn hơn 20 lít nhiên liệu tràn ra môi trường (nước và đất), lớn hơn 150 lít nhiên liệu tràn từ vật chứa (nhưng chưa ảnh hưởng đến môi trường nước và đất), tàu bay bị tràn nhiên liệu, nước thải chảy ra môi trường hoặc hơi nhiên liệu bay vào môi trường trên mức giới hạn quy định của Tiêu chuẩn quốc gia hoặc Tiêu chuẩn cơ sở có liên quan đang còn hiệu lực thi hành.

+ Sự cố ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe: gây tử vong hoặc thương tích người lao động làm ảnh hưởng công việc.

Hoạt động báo cáo và điều tra các sự cố trong kho nhiên liệu hàng không được quy định ra sao?

Theo khoản 2 Điều 42 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định hoạt động báo cáo và điều tra các sự cố trong kho nhiên liệu hàng không được quy định như sau:

(1) Báo cáo ban đầu:

Đối với các sự cố và tai nạn liên quan đến con người, kho bể và trang thiết bị:

+ Người quản lý phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không phải báo cáo ngay bằng văn bản tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không,

+ Người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không về tai nạn hoặc sự cố và các báo cáo đó phải được gửi đi trong vòng 24 giờ bằng fax hoặc thư điện tử.

(2) Báo cáo sơ bộ: phải điều tra tổng thể tìm hiểu các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra tai nạn.

+ Báo cáo sơ bộ được yêu cầu trong vòng 07 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố.

+ Báo cáo sơ bộ cần nêu các chi tiết về những phát hiện điều tra ban đầu và chỉ ra những nguyên nhân ban đầu.

+ Báo cáo này bao gồm dự kiến các hành động khắc phục và phòng ngừa.

+ Báo cáo bằng văn bản được gửi tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không.

(3) Báo cáo tạm thời: phải được yêu cầu ít nhất 03 tháng cho đến khi hoàn thành việc điều tra sự cố.

+ Báo cáo tạm thời phải nêu các nguyên nhân cơ bản của vụ việc và tình trạng hành động khắc phục.

+ Báo cáo bằng văn bản được gửi tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không.

(4) Báo cáo điều tra cuối cùng: phải được công bố để cho thấy rằng các hành động khắc phục đã được thực hiện.

Báo cáo bằng văn bản được gửi tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không.

Lưu ý: Trong trường hợp đơn vị có hệ thống SMSM (Safety management system manual: tài liệu hệ thống quản lý an toàn) thì sẽ thực hiện báo cáo, điều tra sự cố, tai nạn theo hệ thống SMSM quy định.

Cách xử lý các loại sự cố tránh được, các sự cố nhỏ và rủi ro như nào?

Theo khoản 3 Điều 42 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Báo cáo và điều tra các loại sự cố và tai nạn
3. Đối với các sự cố tránh được, các sự cố nhỏ và rủi ro
a) Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp phải điều tra tức thời và báo cáo được gửi tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không sau 24 giờ thông qua fax hoặc thư điện tử. Báo cáo phải được hoàn thành trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra sự cố.
b) Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp phải thiết lập một hệ thống bảo đảm cho người lao động có thể báo ngay những sự cố tránh được và những rủi ro.
c) Việc điều tra phải được thực hiện bởi người được đào tạo, có kinh nghiệm thực tế phù hợp. Phải có quy trình điều tra để xác định được các nguyên nhân gốc rễ của các sự cố và các sự cố tránh được.

Theo đó, đối với các sự cố tránh được, các sự cố nhỏ và rủi ro được xử lý như sau:

+ Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp phải điều tra tức thời và báo cáo được gửi tới lãnh đạo công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không sau 24 giờ thông qua fax hoặc thư điện tử.

Báo cáo phải được hoàn thành trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra sự cố.

+ Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp phải thiết lập một hệ thống bảo đảm cho người lao động có thể báo ngay những sự cố tránh được và những rủi ro.

+ Việc điều tra phải được thực hiện bởi người được đào tạo, có kinh nghiệm thực tế phù hợp.

Phải có quy trình điều tra để xác định được các nguyên nhân gốc rễ của các sự cố và các sự cố tránh được.

Kho nhiên liệu hàng không
Hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng sát hạch hàng không được quy định như thế nào? Sát hạch viên của Hội đồng sát hạch hàng không cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Đại hội đồng của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế họp thường niên, bất thường bao nhiêu năm một lần?
Pháp luật
Chủ tịch hội đồng của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và vị trí này có được tái cử không?
Pháp luật
Những vật thể nào được xem là chướng ngại vật hàng không? Bề mặt giới hạn chướng ngại vật được xác định thế nào?
Pháp luật
Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng?
Pháp luật
Thực hiện các công việc nào để quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không? Quy định đối với việc quản lý độ cao công trình thế nào?
Pháp luật
Tại sân bay bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho loại phương tiện nào? Yêu cầu đối với quy hoạch bãi cất hạ cánh là gì?
Pháp luật
Pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay như thế nào? Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào tàu bay phải thông báo đang trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn? Pháp luật quy định về phối hợp hoạt động tím kiếm, cứu nạn tàu bay như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng được quy định như thế nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kho nhiên liệu hàng không
1,197 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kho nhiên liệu hàng không Hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kho nhiên liệu hàng không Xem toàn bộ văn bản về Hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào