Trường hợp không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành?
- Trường hợp không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành?
- Có các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào?
- Các trường hợp cụ thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Trường hợp không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Các trường hợp sau đây sẽ bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể:
"Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương."
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này, cụ thể:
"Điều 85. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện."
Theo đó thì các cá nhân, tổ chức không thực hiện nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên thì sẽ bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành?
Có các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định có các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Các trường hợp cụ thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- Về đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập được quy định tại Điều 8 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 8. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
1. Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.
2. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội."
- Về đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản được quy định tại Điều 13 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 13. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam"
- Các đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản được quy định tại Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 18. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
1. Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
2. Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế."
- Trường hợp được áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản thực hiện theo Điều 28 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 28. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi chung là bên thứ ba) đang giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2 và 3 Chương II Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?