Trường hợp một trong số những người sở hữu tài sản chung là mảnh đất chết mà không có người thừa kế thì phần đất của người đã chết sẽ thuộc về ai?
- Trường hợp một trong số những người sở hữu tài sản chung là mảnh đất chết mà không có người thừa kế thì phần đất của người đã chết sẽ thuộc về ai?
- Trường hợp người sở hữu chung mảnh đất lấy phần đó để thế chấp ngân hàng thì có được hay không?
- Việc chấm dứt sở hữu chung đối với tài sản là mảnh đất xảy ra khi nào?
Trường hợp một trong số những người sở hữu tài sản chung là mảnh đất chết mà không có người thừa kế thì phần đất của người đã chết sẽ thuộc về ai?
Căn cứu theo Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Định đoạt tài sản chung như sau:
Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
...
Như vậy, trong trường hợp một trong số những người sở hữu tài sản chung là mảnh đất chết mà không có người thừa kế thì phần đất của người đã chết sẽ thuộc về sự quản lí của nhà nước.
Trong trường hợp miếng đất đó thuộc sở hữu chung của cộng đồng thì phần đất của người chết để lại sẽ thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Trường hợp một trong số những người sở hữu tài sản chung là mảnh đất chết mà không có người thừa kế thì phần đất của người đã chết sẽ thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Trường hợp người sở hữu chung mảnh đất lấy phần đó để thế chấp ngân hàng thì có được hay không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này
...
Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất được chia theo phần cho từng người, nếu một trong số những thành viên của nhóm muốn đem quyền sử dụng đất của mình để mang đi thế chấp thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.
Việc chấm dứt sở hữu chung đối với tài sản là mảnh đất xảy ra khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 220 Bộ luật dân sự 2015, qua đó việc chấm dứt việc sở hữu chung đối với mảnh đất xảy ra khi:
- Tài sản chung đã được chia.
- Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
- Tài sản chung không còn.
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?