Trường hợp nào bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đương nhiên giải mật? Hội đồng giải mật gồm những thành phần nào?
Trường hợp nào bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đương nhiên giải mật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
Giải mật
1. Giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước.
2. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn bảo vệ, hết thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế- xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế.
c) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3. Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì đương nhiên giải mật.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
...
Như vậy, bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đương nhiên giải mật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn bảo vệ, hết thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước.
- Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế- xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế.
Trường hợp nào bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đương nhiên giải mật? Hội đồng giải mật gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng giải mật tài liệu chứa bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng bao gồm những thành phần nào?
Hội đồng giải mật tài liệu chứa bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng được quy định tại khoản 5 Điều 15 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
Giải mật
...
5. Trình tự, thủ tục giải mật
a) Sau khi rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cần giải mật, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (theo phân cấp) quyết định thành lập Hội đồng giải mật, gồm: Lãnh đạo Bộ Xây dựng (hoặc lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo) làm Chủ tịch Hội đồng; lãnh đạo Văn phòng (hoặc Văn phòng, phòng Hành chính thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ); đại diện bộ phận trực tiếp soạn thảo tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; đại diện các đơn vị khác có liên quan.
b) Hội đồng giải mật có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, đánh giá, đề xuất Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ quyết định việc giải mật. Trường hợp cần thiết, Hội đồng giải mật có thể xin ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan.
c) Danh mục tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đề nghị giải mật của Hội đồng phải được thể hiện bằng văn bản. Quá trình giải mật phải được lập thành hồ sơ, lưu giữ tại đơn vị tiến hành giải mật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng giải mật tài liệu chứa bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng bao gồm những thành phần sau đây:
- Lãnh đạo Bộ Xây dựng (hoặc lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo) làm Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo Văn phòng (hoặc Văn phòng, phòng Hành chính thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ);
- Đại diện bộ phận trực tiếp soạn thảo tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
- Đại diện các đơn vị khác có liên quan.
Lưu ý:
Hội đồng giải mật có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, đánh giá, đề xuất Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ quyết định việc giải mật.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng giải mật có thể xin ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan.
Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng như thế nào?
Việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Bộ Xây dựng được quy định tại Điều 18 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng Bộ (phòng Hành chính - Tổ chức, Kiểm soát thủ tục hành chính).
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước (thuộc đơn vị hành chính, tổng hợp hoặc người được giao làm công tác hành chính, tổng hợp tại đơn vị).
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị phải ký văn bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
Văn bản cam kết được lưu trong hồ sơ cá nhân lưu giữ tại cơ quan, đơn vị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môi trường đất là gì? Quy định về việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất?
- Tiêu chuẩn khen thưởng tập thể cơ quan tổ chức cán bộ của ban ngành đoàn thể ở trung ương là gì?
- Mẫu biên bản thỏa thuận tiến độ góp vốn điều lệ của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất? Tải mẫu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp, đổi, cấp lại giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh mới nhất?
- Lì xì đầu năm cho nhân viên, người lao động có phải là nghĩa vụ của công ty không? Một số câu chúc ý nghĩa khi lì xì đầu năm cho nhân viên?