Trường hợp nào cần dừng thực hiện dự án PPP? Lĩnh vực đầu tư và quy mô dự án PPP được quy định như thế nào?
Dự án PPP là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì dự án PPP được hiểu như sau:
"9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có."
Trường hợp nào cần dừng thực hiện dự án PPP? Lĩnh vực đầu tư và quy mô dự án PPP được quy định như thế nào?
Trường hợp nào cần dừng thực hiện dự án PPP?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
"Điều 101. Quy định chuyển tiếp
...
2. Dự án không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này hoặc không đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư hoặc chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với dự án không áp dụng sơ tuyển thì dừng thực hiện."
Như vậy, trường hợp phạm một điều kiện nêu trên hoặc không đáp ứng cả hai điều kiện trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có hiệu lực thi hành thì sẽ dừng thực hiện.
Lĩnh vực đầu tư và quy mô dự án PPP được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP thì lĩnh vực đầu tư và quy mô dự án PPP được quy định như sau:
"Điều 2. Lĩnh vực đầu tư, quy mô dự án PPP
1. Giao thông vận tải
a) Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không;
b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
2. Lưới điện, nhà máy điện
a) Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
3. Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
4. Y tế
a) Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm;
b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
5. Giáo dục - đào tạo
a) Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;
b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
6. Hạ tầng công nghệ thông tin
a) Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh;
b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên."
Nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP được quy định như sau:
"Điều 7. Nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
3. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
4. Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
5. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?