Trường hợp nào mà việc từ chối nhận di sản thừa kế không có hiệu lực pháp luật? Phần di sản thừa kế của người từ chối nhận di sản sẽ được phân chia như thế nào?
- Phần di sản thừa kế của người từ chối nhận di sản sẽ được phân chia như thế nào?
- Những người nào thuộc đối tượng trong hàng thừa kế được pháp luật quy định?
- Trường hợp nào mà việc từ chối nhận di sản thừa kế không có hiệu lực pháp luật?
- Nếu người nhận di sản thừa kế từ chối nhận di sản và không còn người thừa kế hợp pháp khác thì di sản được xử lý như thế nào?
Phần di sản thừa kế của người từ chối nhận di sản sẽ được phân chia như thế nào?
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."
Như vậy, trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối nhận phần di sản thừa kế của mình theo di chúc mà người mất để lại thì phần di sản thừa kế đó sẽ được phân chia theo hàng thừa kế của pháp luật.
Những người nào thuộc đối tượng trong hàng thừa kế được pháp luật quy định?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo đó, những người trong hàng thừa kế theo quy định nêu trên sẽ được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản.
Trường hợp nào mà việc từ chối nhận di sản thừa kế không có hiệu lực pháp luật?
Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:
"Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."
Từ quy định trên thì có thể thấy việc từ chối nhận di sản sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu:
- Việc từ chối nhận di sản thừa kế để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản không được lập thành văn bản.
Nói tóm lại, nếu trong những trường hợp nêu trên thì việc từ chối sẽ không có hiệu lực pháp luật và người thừa kế vẫn được tham gia thỏa thuận phân chia di sản.
Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp nào mà việc từ chối nhận di sản thừa kế không có hiệu lực pháp luật?
Nếu người nhận di sản thừa kế từ chối nhận di sản và không còn người thừa kế hợp pháp khác thì di sản được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế như sau:
"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."
Như vậy, nếu người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản thừa kế và cũng không còn những người thừa kế khác theo hàng thừa kế mà pháp luật quy định thì phần di sản thừa kế đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?