Trường hợp nào thì tổ chức con nuôi nước ngoài được ưu tiên xem xét cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam?
Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài là tổ chức gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định về việc cấp phép hoạt động tại Việt Nam cho tổ chức con nuôi nước ngoài như sau:
Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
1. Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, căn cứ vào số lượng và nhu cầu của trẻ em Việt Nam cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài, điều kiện và năng lực của tổ chức con nuôi nước ngoài có nhu cầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước ngoài hữu quan, hằng năm Cục Con nuôi phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức con nuôi nước ngoài).
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng con nuôi nước ngoài.
Văn phòng con nuôi nước ngoài có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài là một hình thức hoạt động tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài.
Văn phòng con nuôi nước ngoài sẽ có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Hằng năm, Cục Con nuôi phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp nào thì tổ chức con nuôi nước ngoài được ưu tiên xem xét cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động đối với tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được cấp như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2011/TT-BTP thì thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với tổ chức con nuôi nước ngoài được thực hiện theo Điều 33 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
Đồng thời kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
Bước 2: Cho ý kiến
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
Bước 3: Cấp giấy phép hoạt động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
Việc cấp giấy phép sẽ được thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
Lưu ý:
- Giấy phép hoạt động có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn mỗi lần tối đa là 05 năm.
- Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối đa (05 năm), thì chỉ được cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam bằng thời hạn của giấy phép do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cấp cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
Trường hợp nào thì tổ chức con nuôi nước ngoài được ưu tiên xem xét cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2011/TT-BTP quy định về trường hợp ưu tiên cấp giấy phép hoạt động như sau:
Trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động
...
2. Tổ chức con nuôi nước ngoài có những hoạt động tích cực hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được ưu tiên xem xét cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài có những hoạt động tích cực tại Việt Nam và đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên xem xét cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Hoạt động tích cực của tổ chức con nuôi nước ngoài bao gồm những hoạt động sau:
(1) Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật.
(2) Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em trẻ em nhiễm HIV.
(3) Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?