Trường hợp nào Ủy ban kiểm sát VKSND tối cao ban hành Nghị quyết? Nghị quyết được thông qua khi nào?
- Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có những ai?
- Trường hợp nào Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết? Nghị quyết được thông qua khi nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì cuộc họp Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng gì?
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có những ai?
Thành phần Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao được căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp nào Ủy ban kiểm sát VKSND tối cao ban hành Nghị quyết? Nghị quyết được thông qua khi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết? Nghị quyết được thông qua khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này, cụ thể:
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
...
Theo đó, Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì cuộc họp Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng gì?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì cuộc họp Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng được căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
- Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
- Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
- Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?