Trường hợp người bị áp dụng biện pháp tạm giữ trong vụ án hình sự bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong vụ án hình sự thuộc về những ai?
Trường hợp người bị áp dụng biện pháp tạm giữ trong vụ án hình sự bỏ trốn thì xử lý như thế nào? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm giữ
...
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
...
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Theo đó, những người sau được quyền ra lệnh giữ người trong vụ án hình sự:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương;
- Đồn trưởng Đồn biên phòng;
- Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương;
- Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng;
- Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng,
- Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;
- Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển;
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển
- Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển;
- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Trường hợp nào Cơ quan điều tra được gia hạn tạm giữ người lần hai?
Căn cứ Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ người trong vụ án hình sự lần thứ hai, nhưng không quá 03 ngày kể từ khi ra quyết định tạm giữ lần hai.
Người bị áp dụng biện pháp tạm giữ trong vụ án hình sự bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn
1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu người bị áp dụng biện pháp tạm giữ trong vụ án hình sự bỏ trốn thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản.
Đồng thời, thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý.
Mọi trường hợp người tạm giữ bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?