Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
- Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
- Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va được quy định như thế nào?
- Thế nào là nguyên nhân bất khả kháng? Thời gian xảy ra tai nạn do sự kiện bất khả kháng có tính vào thời hiệu khởi kiện không?
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 285 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tai nạn đâm va như sau:
Tai nạn đâm va
Tai nạn đâm va là tai nạn xảy ra do đâm va giữa tàu biển với tàu biển, tàu biển với phương tiện thủy nội địa, tàu biển với thủy phi cơ hoặc giữa các phương tiện khác trên biển, trong vùng nước cảng biển.
Đồng thời tại Điều 288 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đâm va do bất khả kháng như sau:
Đâm va do bất khả kháng, ngẫu nhiên, không xác định được lỗi
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng, ngẫu nhiên hoặc khi không xác định được tàu có lỗi thì thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu, kể cả trường hợp tàu đang được neo, buộc hoặc cập mạn một tàu khác thì xảy ra đâm va.
Chiếu theo quy định này thì trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu, kể cả trường hợp tàu đang được neo, buộc hoặc cập mạn một tàu khác thì xảy ra đâm va.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao? (hình từ internet)
Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va được quy định như thế nào?
Tại Điều 290 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va như sau:
Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va
1. Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va là 02 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
2. Thời hiệu khởi kiện về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định tại khoản 4 Điều 287 của Bộ luật này là 01 năm kể từ ngày trả tiền bồi thường.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 287 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va
1. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết.
2. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tùy theo mức độ lỗi của mỗi bên; nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất cả các bên.
3. Khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có lỗi gây ra tai nạn đâm va.
4. Trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khỏe con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền quá mức đó.
...
Theo đó, thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va là 02 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
Riêng thời hiệu khởi kiện về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định tại khoản 4 Điều 287 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 là 01 năm kể từ ngày trả tiền bồi thường.
Thế nào là nguyên nhân bất khả kháng? Thời gian xảy ra tai nạn do sự kiện bất khả kháng có tính vào thời hiệu khởi kiện không?
Theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Chiếu theo quy định này thì sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Cũng theo quy định này thì thời gian xảy ra tai nạn do sự kiện bất khả kháng sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?