Trường hợp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hay không?
- Trường hợp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hay không?
- Thành phần hồ sơ khi điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội gồm những gì?
- Trình tự điều chỉnh thông tin tham gia đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp chậm báo điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt bằng những hình thức nào?
Trường hợp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hay không?
Căn cứ Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật."
Theo đó, trong trường hợp có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể là thay đổi về số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, tức phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hay không?
Thành phần hồ sơ khi điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Căn cứ Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thành phần hồ sơ điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau:
"Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Trình tự điều chỉnh thông tin tham gia đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 có quy định về trình tự điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội như sau:
"Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ.
2. NLĐ làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. NLĐ có từ 2 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 mục 1.3 Thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú.
4. Đơn vị SDLĐ: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với NLĐ đã được cấp mã số BHXH; Hướng dẫn NLĐ lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với NLĐ chưa được cấp mã số BHXH (kể cả NLĐ không nhớ mã số BHXH); nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN."
Cách thức thực hiện cũng được quy định cụ thể như sau:
"1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ, NLĐ làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH và NLĐ có từ 2 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
a) Qua dịch vụ bưu chính công ích;
b) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
c) Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị SDLĐ: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
2. Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký"
Doanh nghiệp chậm báo điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt bằng những hình thức nào?
Căn cứ Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định xử phạt liên quan đến pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội."
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp chậm điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt tương ứng với quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?