Trường hợp thẩm định viên về giá gặp hạn chế về tính độc lập trong quá trình thẩm định giá thì phải xử lý như thế nào?
- Có thể đánh giá thẩm định viên về giá dựa trên những quy tắc nào về đạo đức?
- Trường hợp thẩm định viên về giá gặp hạn chế về tính độc lập trong quá trình thẩm định giá thì phải xử lý như thế nào?
- Thẩm định viên về giá phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn như thế nào trong quá trình thực hiện thẩm định giá?
Có thể đánh giá thẩm định viên về giá dựa trên những quy tắc nào về đạo đức?
Tại tiểu mục 1 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn số 01) ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC quy định như sau:
Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tôn trọng và chấp hành đúng quy định của Luật Giá, các văn bản hướng dẫn và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề thẩm định giá.
Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, tiểu mục 3 Mục II Tiêu chuẩn số 01 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC quy định về các quy tắc về đạo đức đối với thẩm định viên về giá như sau:
Các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá gồm:
a) Độc lập;
b) Chính trực;
c) Khách quan;
d) Bảo mật;
đ) Công khai, minh bạch;
e) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
g) Tư cách nghề nghiệp;
h) Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
Có thể thấy, thẩm định viên về giá khi hành nghề thẩm định giá cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, trong đó có các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cụ thể như quy định trên.
Trường hợp thẩm định viên về giá gặp hạn chế về tính độc lập trong quá trình thẩm định giá thì phải xử lý như thế nào?
Trường hợp thẩm định viên về giá gặp hạn chế về tính độc lập trong quá trình thẩm định giá thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Tiêu chuẩn số 01 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn độc lập đối với thẩm định viên về giá như sau:
Độc lập
- Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên.
- Trong quá trình thẩm định giá, thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được nhận thẩm định giá đối với các trường hợp không được thực hiện thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tìm cách khắc phục hạn chế này. Trường hợp không khắc phục được thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải nêu rõ hạn chế này trong Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc từ chối thực hiện thẩm định giá.
- Khi xem xét báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên khác, thẩm định viên phải nhận xét một cách độc lập, khách quan và kết luận thống nhất hay không thống nhất với một phần hay toàn bộ nội dung của báo cáo đó.
Như vậy, trường hợp trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tìm cách khắc phục hạn chế này.
Trường hợp không khắc phục được thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải nêu rõ hạn chế này trong Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc từ chối thực hiện thẩm định giá.
Thẩm định viên về giá phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn như thế nào trong quá trình thực hiện thẩm định giá?
Căn cứ tiểu mục 9 Mục II Tiêu chuẩn số 01 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và tính thận trọng cần đáp ứng đối với thẩm định viên về giá được quy định cụ thể như sau:
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
- Thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, thận trọng, cân nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức với Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá.
- Thẩm định viên phải không ngừng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý. Hàng năm, thẩm định viên có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức.
- Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm khuyến khích, bố trí, tạo điều kiện cho thẩm định viên tham gia bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định, đồng thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thẩm định viên đáp ứng yêu cầu công việc thẩm định giá, đảm bảo cung cấp dịch vụ thẩm định giá tốt nhất cho khách hàng.
- Doanh nghiệp thẩm định giá cần thực hiện các biện pháp để bảo đảm những người làm công tác chuyên môn tại doanh nghiệp phải được đào tạo, bồi dưỡng và giám sát thích hợp.
- Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thẩm định giá.
Như vậy, khi hành nghề thẩm định giá, thẩm định viên về giá cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về năng lực chuyên môn và tính thận trọng như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?