Trường hợp thi hành án tử hình, sau khi đã tiêm hết thuốc kể cả 02 liều dự phòng mà tử tù không chết thì xử lý như thế nào?

Tôi muốn tìm hiểu về thi hành án tử hình ạ. Tôi không biết sau khi đã tiêm hết các liều thuốc kể cả 2 liều dự phòng mà tử tù không chết thì giải quyết như thế nào? Khi áp dụng biện pháp thi hành án tử hình bằng việc sử dụng hình thức tiêm thuốc độc thì sẽ do người tiêm trực tiếp hay bằng máy tự động?

Tiêm thuốc độc sẽ do người tiêm trực tiếp hay bằng máy tự động?

Theo Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:

- Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:

+ Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;

+ Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;

+ Máy kiểm tra nhịp đập của tim;

+ Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;

+ Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.

Như vậy, khi áp dụng biện pháp thi hành án tử hình bằng việc sử dụng hình thức tiêm thuốc độc thì sẽ tiêm bằng máy tự động có ấn nút điều khiển.

Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Một liều thuốc dùng để thi hành án tử hình cho tử tù gồm bao nhiêu loại thuốc?

Theo Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:

- Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:

+ Thuốc làm mất tri giác;

+ Thuốc làm liệt hệ vận động;

+ Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

- Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.

- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.

- Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, một liều thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm 3 loại thuốc: thuốc làm mất tri giác, thuốc làm liệt hệ vận động, thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Trường hợp thi hành án tử hình, sau khi đã tiêm hết thuốc kể cả 02 liều dự phòng mà tử tù không chết thì xử lý như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:

- Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định này.

- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

- Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

- Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

+ Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

+ Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

+ Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

+ Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

- Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

- Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

- Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

- Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

- Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Như vậy, trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

Thi hành án tử hình Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thi hành án tử hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong quá trình thi hành án tử hình, cơ quan ngoại giao đảm nhiệm những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
Pháp luật
Có mấy hình thức thi hành án tử hình đang áp dụng tại Việt Nam? Trình tự và hồ sơ thi hành án tử hình như thế nào?
Pháp luật
Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì? Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không?
Pháp luật
Đang nuôi con nhỏ có được hoãn thi hành án tử hình không? Ai có quyền ra quyết định thi hành án tử hình?
Pháp luật
Việt Nam chỉ áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc đúng không? Quy trình thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thực hiện thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án tử hình? Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa đủ 75 tuổi phạm tội mà thời điểm xét xử người đó đã đủ 75 tuổi trở lên?
Pháp luật
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do ai cấp? Chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình gồm những khoản nào?
Pháp luật
Thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em là bao lâu? Ai có thẩm quyền ra quyết định này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án tử hình
3,544 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án tử hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án tử hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào