Trường hợp thí sinh đã trúng tuyển nhập học nhưng bị phát hiện gian lận trong kỳ thi tuyển sinh thì bị xử lý như thế nào?
Công tác tuyển sinh được Bộ GDĐT chỉ đạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về chỉ đạo công tác tuyển sinh đại học như sau:
- Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh đối với các trường, thống nhất quản lý, chỉ đạo các trường trong công tác tuyển sinh; thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh, Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên để tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT trong việc chỉ đạo công tác tuyển sinh, xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối hai nhóm ngành trên; quyết định việc tuyển sinh không áp dụng một số điều, khoản theo Quy chế này trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh,... và các trường hợp bất khả kháng khác nhưng không được trái quy định của pháp luật.
Đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh đại học được giải quyết như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh đại học như sau:
- Trong thời gian tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh các trường tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.
- Kết thúc tuyển sinh, hiệu trưởng tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.
- Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
Gian lận trong kỳ thi tuyển sinh
Trường hợp thí sinh đã trúng tuyển nhập học nhưng bị phát hiện gian lận trong kỳ thi tuyển sinh thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về xử lý các trường, cán bộ tuyển sinh và thí sinh vi phạm quy chế như sau:
- Cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm trong trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh được xử lý theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành của Bộ GDĐT.
- Thí sinh đã trúng tuyển và nhập học nhưng bị phát hiện có hành vi gian lận hoặc liên quan trực tiếp đến gian lận trong quá trình thi, tuyển sinh có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào trường trong những năm tiếp theo; do các trường xem xét, quyết định.
- Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Giáo dục đại học; Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường (nếu có quy định) khi vi phạm một trong các lỗi sau đây:
+ Ban hành các quyết định, văn bản có liên quan đến công tác tuyển sinh không đúng thẩm quyền và trái với các quy định của Quy chế này;
+ Tuyển sinh những ngành chưa có quyết định mở ngành; tuyển sinh không đúng với nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh;
+ Xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu;
+ Không kịp thời báo cáo, công khai Đề án tuyển sinh theo quy định;
+ Tổ chức tuyển sinh không đúng với các quy định trong Đề án tuyển sinh đã công bố;
+ Thực hiện quy trình tuyển sinh không đúng trình tự theo quy định của Quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GDĐT;
+ Cố ý vi phạm các quy định khác của Quy chế này.
- Người tham gia công tác tuyển sinh là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ xử lý theo quy định của Luật Giáo dục đại học; Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức. Đối với những người vi phạm Quy chế tuyển sinh là cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức, viên chức, hiệu trưởng nhà trường quyết định xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Các trường vi phạm về tuyển sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng xử lý theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên đối với trường hợp thí sinh đã trúng tuyển và nhập học nhưng bị phát hiện có hành vi gian lận hoặc liên quan trực tiếp đến gian lận trong quá trình thi, tuyển sinh có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào trường trong những năm tiếp theo; do các trường xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?