Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi biện pháp tạm giam thì có thể gia hạn lại không?
- Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi biện pháp tạm giam thì có thể gia hạn lại không?
- Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như thế nào?
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam trong vụ án do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố không?
Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi biện pháp tạm giam thì có thể gia hạn lại không?
Căn cứ khoản 5 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời gian tạm giam để điều tra như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
...
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
Theo đó, trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng sẽ giới hạn thời gian tạm giam tùy theo mức độ phạm tội, cụ thể:
- Không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
- Không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- Không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi biện pháp tạm giam, thì thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như thế nào?
Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.
- Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam trong vụ án do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố không?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Gia hạn tạm giam để điều tra
...
2. Trường hợp cần thiết phải gia hạn tạm giam theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu vụ án đang do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, thì trên cơ sở đề nghị gia hạn tạm giam của Cơ quan điều tra cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, lý do đề nghị gia hạn đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất 10 ngày, trước khi hết thời hạn tạm giam. Chậm nhất 05 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định gia hạn hoặc không gia hạn tạm giam; nếu không gia hạn tạm giam thì phải có văn bản nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát đã đề nghị.
Theo quy định này, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, lý do đề nghị gia hạn đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc không gia hạn tạm giam.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam, dù vụ án đang do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?