Trường hợp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, kinh phí bảo trì do ai chi trả?
- Kinh phí bảo trì công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lấy từ những nguồn nào?
- Trường hợp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, kinh phí bảo trì do ai chi trả?
- Kinh phí bảo trì công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được sử dụng vào những hoạt động nào?
Kinh phí bảo trì công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được lấy từ những nguồn nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về nguồn kinh phí bảo trì công trình kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt
1. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, kinh phí bảo trì do ai chi trả? (Hình từ Internet)
Trường hợp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, kinh phí bảo trì do ai chi trả?
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt như sau:
Nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt
...
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, tổ chức, cá nhân thuê quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt quốc gia thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh phí bảo trì công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được sử dụng vào những hoạt động nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về chi phí bảo trì công trình đường sắt quốc gia như sau:
Chi phí bảo trì công trình đường sắt
1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:
a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
b) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, gồm: chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (gồm lập kế hoạch, lập dự toán bảo trì công trình đường sắt, thẩm định, thẩm tra và các chi phí khác có liên quan);
c) Chi phí kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt;
d) Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;
đ) Chi phí sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường sắt;
e) Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình đường sắt;
f) Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt; chi phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
g) Chi phí quan trắc công trình đường sắt; chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng;
h) Các chi phí cần thiết khác có liên quan.
2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kinh phí bảo trì công trình đường sắt quốc gia được sử dụng vào những hoạt động sau:
- Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
- Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, gồm: chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (gồm lập kế hoạch, lập dự toán bảo trì công trình đường sắt, thẩm định, thẩm tra và các chi phí khác có liên quan);
- Chi phí kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt;
- Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;
- Chi phí sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường sắt;
- Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình đường sắt;
- Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt; chi phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
- Chi phí quan trắc công trình đường sắt; chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng;
- Các chi phí cần thiết khác có liên quan.
Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?