Trường hợp tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đốm trắng thì cần dùng thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?
Trình tự thực hiện công bố hợp quy đối với tôm sú giống như thế nào?
Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về công bố hợp quy đối với tôm sú giống như sau:
"4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành."
Theo đó, đối với tôm sú giống được sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN. Còn đối với tôm sú giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP.
Trường hợp tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đốm trắng thì cần dùng thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?
Tác nhân nào là nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm sú giống?
Theo Mục 2 TCVN 8710-3:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm quy định về vi rút gây bệnh đốm trắng ở tôm sú như sau:
"2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) do vi rút là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở tôm.
Vi rút gây bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) thuộc họ Nimaviridae, chi Whispovirus.
Vi rút dạng hình trứng, hay ovan, đối xứng đều có đường kính là 80 - 120 nm và chiều dài khoảng 250- 380 nm. Có đuôi phụ giống như lông mao ở một đầu. Vi rút có vật chất di truyền là AND. Mặc dù có sự đa dạng di truyền giữa các chủng phân lập từ các khu vực địa lý khác nhau, cho đến nay vi rút gây bệnh đốm trắng WSSV được phân loại là một loài duy nhất của chi Whispovirus. Vi rút ký sinh chủ yếu trên mang, chân bơi, đuôi, giáp đầu ngực, máu và cơ bụng của tôm."
Như vậy, bệnh đốm trắng ở tôm sú giống do vi rút gây bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) thuộc họ Nimaviridae, chi Whispovirus gây ra.
Trường hợp tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đốm trắng thì cần dùng thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?
Theo Mục 3 TCVN 8710-3:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm quy định về thuốc thử và vật liệu thử ở tôm sú giống khi có biểu hiện bệnh như sau:
"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, từ 96 % đến 100 % (C2H6O).
3.1.2 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS).
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR và realtime PCR
3.2.1 Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.2 Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược, Dò.
3.2.3 Kít tách chiết ADN (Xem B1 và B2)
3.2.4 Kít nhân gen PCR (PCR Master Mix Kit, Cat. No K0171).
3.2.5 Kít nhân gen Realtime PCR ( ví dụ: Kít Platinum® Quantitative PCR SuperMix-UDG, Cat.No: 11730-017).
3.2.6 Dung dịch đệm TAE (Tris - acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris - brorate - EDTA) (xem A.1).
3.2.7 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.8 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.2.9 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.10 Thang chuẩn AND (Ladder).
3.2.11 Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.12 Agarose."
Trường hợp nêu trên, tôm của anh lại có biểu hiện mắc bệnh đốm trắng thì anh cần sử dụng thuốc thử và vật liệu thử được tại TCVN 8710-3:2019 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?