Trường hợp trẻ em bị bệnh phải cấp cứu thì có được ưu tiên cấp cứu cho trẻ em không?
Các quyền cơ bản của trẻ em
Căn cứ vào mục 1 Chương 2 Luật Trẻ em 2016, trẻ em có các quyền cơ bản sau:
- Quyền sống
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Quyền vui chơi, giải trí
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc:
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền về tài sản:
- Quyền bí mật đời sống riêng tư:
- Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
- Điều 30: Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
- Quyền của trẻ em khuyết tật
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Căn cứ vào Điều 43 Luật trẻ em 2016 quy định về bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
- Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em có quyền được ưu tiên cấp cứu không?
Trẻ em có quyền được ưu tiên cấp cứu không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật trẻ em 2016 quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em cụ thể như sau:
“Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.”
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về nguyên tắc khám bệnh, chữa bệnh như sau:
“Điều 3: Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
…
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.”
Như vậy, dựa vào các quy định trên, trẻ em dưới 6 tuổi có quyền được ưu tiên cấp cứu
Mức phạt dành cho hành vi không ưu tiên cấp cứu trẻ em
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em cụ thể như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.”
Trong trường hợp của bạn, vì bé dưới 6 tuổi nên bé được nằm trong danh sách những người được ưu tiên cấp cứu theo đúng quy định của pháp luật. Mức phạt dành cho hành vi không ưu tiên cấp cứu cho trẻ em là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?