Trường hợp viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trong bao nhiêu ngày thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc?

Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức được thực hiện như thế nào? Trường hợp viên chức vị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trong bao nhiêu ngày thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc?

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:

"Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan."

Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức như sau:

"Điều 36. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Chuẩn bị họp
a) Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm. Viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì sau khi gửi giấy triệu tập lần 3, Hội đồng kỷ luật tiến hành họp kể cả trong trường hợp viên chức đó vẫn vắng mặt.
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức có hành vi vi phạm đang công tác; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
c) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
e) Viên chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
3. Trường hợp nhiều viên chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng viên chức."

Việc tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trường hợp viên chức vị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trong bao nhiêu ngày thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc?

Trường hợp viên chức vị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trong bao nhiêu ngày thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về quyết định kỷ luật viên chức như sau:

"Điều 37. Quyết định kỷ luật viên chức
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm.
c) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
3. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định kỷ luật viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức."

Như vậy, trường hợp viên chức vị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Tham nhũng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến tham nhũng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, người đứng đầu tổ chức chính trị bị kỷ luật cảnh cáo hay cách chức?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.0512 phải đảm bảo theo quy định thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực đối với viên chức ngành công tác xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng có thể chuyển đổi vị trí công tác được không và có được quyền từ chối đi biệt phái không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức thực hiện như thế nào? Không thực hiện chế độ thôi việc cho viên chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc và thủ tục thực hiện giải quyết thôi việc như thế nào?
Pháp luật
Viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Viên chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức
1,189 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức Tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức Xem toàn bộ văn bản về Tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào