Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa chỉ có thiệt hại về tài sản thì ai sẽ thực hiện khám nghiệm hiện trường?
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa chỉ có thiệt hại về tài sản thì ai sẽ thực hiện khám nghiệm hiện trường?
- Khi thực hiện khám nghiệm hiện trường thì cần thực hiện những hoạt động gì?
- Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa phải có những nội dung nào?
Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa chỉ có thiệt hại về tài sản thì ai sẽ thực hiện khám nghiệm hiện trường?
Khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Khám nghiệm hiện trường
1. Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông thuộc một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư này thì thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông không có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư này thì thực hiện theo khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này.
Các dấu hiệu được quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA như sau:
Giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông
...
7. Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này:
a) Nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: Có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết, bị mất tích; có người bị thương dập, nát, đứt rời chân, tay, bị mù cả hai mắt, vỡ nền sọ; có từ 03 người bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ xác định thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau:
Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;
Đối với cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông không thuộc một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản này thì phân công cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định của Thông tư này.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, nếu trong trường hợp có tai nạn giao thông đường thủy nội địa mà có thiệt hại về tài sản thì việc khám nghiệm hiện trường sẽ được thực hiện như sau:
- Trường hợp có căn cứ xác định thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì sẽ thực hiện khám nghiệm hiện trường theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự sẽ do Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện.
- Trong trường hợp có căn cứ xác định thiệt hại về tài sản dưới 100 triệu đồng thì sẽ do cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành khám nghiệm hiện trường theo quy định của Thông tư 64/2020/TT-BCA.
Khi thực hiện khám nghiệm hiện trường thì cần thực hiện những hoạt động gì?
Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định khi tiến hành khám nghiệm hiện trường thì phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo Mẫu số 05/TNĐT tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo Mẫu số 06/TNĐT tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.
Sơ đồ hiện trường phải đồng nhất với Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Việc khám nghiệm hiện trường cụ thể như sau:
- Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông để xác định vị trí nạn nhân, dấu vết, tang vật, phương tiện tại hiện trường vụ tai nạn giao thông;
- Căn cứ chiều hướng khám nghiệm, điểm làm mốc ở hiện trường để đánh dấu theo số tự nhiên thứ tự vị trí của tất cả các nạn nhân, dấu vết, tang vật, phương tiện và dấu vết có liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Chụp ảnh hiện trường bao gồm: Ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có); chụp ảnh nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết có liên quan và phải đặt thước tỷ lệ. Việc chụp ảnh hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường, sắp xếp ảnh theo thứ tự, có chú thích ảnh;
- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông:
Sử dụng thống nhất kí hiệu và đơn vị đo; thể hiện đầy đủ tổ chức giao thông, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa (trên bờ, mặt nước, công trình vượt sông) nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; phần chú dẫn phải thể hiện tỷ lệ vẽ, dấu vết, ký hiệu trên sơ đồ hiện trường.
Khi đo vẽ hiện trường cần thể hiện hình thái dòng sông, kênh, rạch, đầm, hồ, vụng, vịnh (thẳng, cong, khúc khuỷu, ngã ba…), phương địa lý, hướng dòng chảy, lưu tốc dòng chảy, thủy triều, hướng gió, độ sâu nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; chiều rộng luồng chạy tàu vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông;
- Thu lượm và bảo quản dấu vết, tang vật theo quy định của pháp luật.
Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa phải có những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì nội dung biên bản khám nghiệm phải ghi thời gian bắt đầu và kết thúc khám nghiệm, địa điểm, thành phần tham gia khám nghiệm; tình trạng hiện trường trước khi khám nghiệm, điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành khám nghiệm, quá trình khám nghiệm cụ thể như sau:
- Mô tả hiện trường chung như:
Vị trí tai nạn (trong luồng hay ngoài luồng, đơn vị quản lý luồng giao thông) xảy ra trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ, vụng, vịnh (thẳng, cong, khúc khuỷu, ngã ba) tầm nhìn bị che khuất hay không bị che khuất; hướng dòng chảy, lưu tốc dòng chảy, thủy triều, hướng gió, độ sâu;
Chiều rộng luồng chạy tàu, vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông được xác định tọa độ theo hệ chuẩn quốc gia (thể hiện trên phương địa lý sơ đồ); hướng đi của các phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
Vị trí đâm va, chìm đắm của phương tiện, vị trí vật có liên quan và khoảng cách đến các vật chuẩn; hệ thống báo hiệu trên đường thủy (trên bờ và trên mặt nước);
- Ghi nhận việc đánh số thứ tự vị trí của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết;
- Ghi nhận việc xác định vật chuẩn trên bờ, dưới nước (điểm làm mốc), chiều hướng khám nghiệm hiện trường;
- Mô tả vị trí đặc điểm của nạn nhân, dấu vết, phương tiện, tang vật trên hiện trường;
- Ghi cụ thể số lượng tang vật, phương tiện, dấu vết đã phát hiện, thu lượm bảo quản và các mẫu so sánh;
- Ghi nhận quá trình khám nghiệm hiện trường: Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang cấp cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?