Trường mầm non được đánh giá đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ dựa trên tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ?
- Cơ sở mầm non quy định về tính an toàn của đồ chơi dành cho trẻ như thế nào?
- Vấn đề kiểm tra, đánh giá cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích được thực hiện như thế nào?
- Trẻ em tại các trường mầm non được hưởng những quyền lợi gì?
Tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ?
Theo Điều 8 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như sau:
"Điều 8. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
1. Trong năm học, tại cơ sở giáo dục mầm non không có tình trạng: trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non.
2. Kết quả đánh giá tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư này:
a) Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
b) Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”."
Như vậy, tiêu chuẩn cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích được tuân theo quy định nêu trên.
Tiêu chuẩn để đánh giá đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Cơ sở mầm non quy định về tính an toàn của đồ chơi dành cho trẻ như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về tính an toàn của đồ chơi dành cho trẻ như sau:
"Điều 4. Tính an toàn của đồ chơi
1. Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.
2. Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
4. Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần."
Theo đó, cơ sở mầm non cần đảm bảo tính an toàn về đồ chơi dành cho trẻ theo những quy định nêu trên.
Vấn đề kiểm tra, đánh giá cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như sau:
- Đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục mầm non. Việc kiểm tra được thực hiện kết hợp với các nhiệm vụ kiểm tra chuyên môn khác trong năm học, có biên bản và thông báo kết quả kiểm tra.
- Cuối năm học, căn cứ báo cáo của cơ sở giáo dục mầm non, tiêu chuẩn theo quy định và kết quả kiểm tra, giám sát trong năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo lập danh sách cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Trong trường hợp cần thiết, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra kết quả tự đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non hoặc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Trẻ em tại các trường mầm non được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 81 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
- Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có các quyền sau đây:
+ Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
- Chính sách phát triển giáo dục mầm non được hướng dẫn bởi Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non
Như vậy, tiêu chuẩn cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là cơ sở giáo dục mầm non không có tình trạng: trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non. Đồng thời phải đảm bảo được kết quả đánh giá tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?