Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý theo quy định pháp luật hiện nay?
Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về vị trí của trường mần non tư thục như sau:
Vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.
Theo quy định trên thì trường mầm non do tổ chức kinh tế thành lập sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng.
Khi tổ chức kinh tế thành lập trường mầm non tư thục thì theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT thì tổ chức kinh tế sẽ được cơ quan nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế còn được được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của pháp luật để thành lập trường mầm non.
Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên tại trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non tư thục như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại Quy chế này.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
3. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan.
4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập sẽ tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Như vậy, việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên cũng như là việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sẽ do chính trường mầm non tư thục thực hiện.
Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập sẽ do cơ quan nhà nước nào quản lý?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với trường mầm non tư thục như sau:
Phân cấp quản lý
1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
3. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Đối với trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế thành lập thì thẩm quyền quản lý sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?