Trường Nghiệp vụ Kho bạc được quy định như thế nào? Trường Nghiệp vụ Kho bạc có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Trường Nghiệp vụ Kho bạc được quy định như thế nào?
Trường Nghiệp vụ Kho bạc (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1964/QĐ-BTC năm 2015 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Trường Nghiệp vụ Kho bạc là đơn vị sự nghiệp thuộc Kho bạc Nhà nước, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và thư viện của hệ thống Kho bạc Nhà nước; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Kho bạc Nhà nước và dịch vụ phục vụ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường Nghiệp vụ Kho bạc có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Trường Nghiệp vụ Kho bạc có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Căn cứ trên quy định Trường Nghiệp vụ Kho bạc là đơn vị sự nghiệp thuộc Kho bạc Nhà nước, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và thư viện của hệ thống Kho bạc Nhà nước; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Kho bạc Nhà nước và dịch vụ phục vụ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường Nghiệp vụ Kho bạc có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Trường Nghiệp vụ Kho bạc có bao nhiêu khoa?
Theo Điều 3 Quyết định 1964/QĐ-BTC năm 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Trường Nghiệp vụ Kho bạc gồm:
a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Khoa học và Thư viện;
c) Phòng Tổng hợp - Hành chính;
d) Phòng Tài chính - Kế toán;
đ) Khoa Kế toán nhà nước;
e) Khoa Quản lý ngân quỹ;
g) Phân hiệu Trường Nghiệp vụ Kho bạc tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy chế hoạt động của Trường Nghiệp vụ Kho bạc; nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa và phân hiệu thuộc Trường Nghiệp vụ Kho bạc do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định.
Căn cứ trên quy định Trường Nghiệp vụ Kho bạc có 2 khoa bao gồm:
- Khoa Kế toán nhà nước;
- Khoa Quản lý ngân quỹ;
Trường Nghiệp vụ Kho bạc có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1964/QĐ-BTC năm 2015 quy định Trường Nghiệp vụ Kho bạc có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển Trường Nghiệp vụ Kho bạc trong tổng thể chiến lược phát triển của Kho bạc Nhà nước trình Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước xem xét, quyết định.
- Trình Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước kế hoạch biên soạn, phát hành giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước theo Mục tiêu, đối tượng, nội dung và Chương trình được phê duyệt.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, quản lý công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khoa học của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Xây dựng và quản lý Thư viện của Kho bạc Nhà nước để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành và các tư liệu khác có liên quan của học viên và công chức, viên chức thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý, lực lượng giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm chức và giảng viên thỉnh giảng của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến nghiệp vụ kho bạc cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Trường Nghiệp vụ Kho bạc theo quy định; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng các văn bản, chính sách, chế độ liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường Nghiệp vụ Kho bạc.
- Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu của Trường Nghiệp vụ Kho bạc theo quy định.
- Quản lý công chức, viên chức, hợp đồng lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy định.
- Được yêu cầu các đơn vị, cá nhân cung cấp văn bản, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời hoặc quan hệ công tác thuộc phạm vi nhiệm vụ của đơn vị.
- Thực hiện liên kết với các tổ chức, cá nhân, cho thuê lớp học, hội trường phục vụ đào tạo, dịch vụ hội nghị các cơ quan, tổ chức nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ hoạt động đào tạo của Kho bạc Nhà nước; thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Được cấp chứng chỉ cho học viên sau khi kết thúc các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường Nghiệp vụ Kho bạc tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?