Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài chính có nhiệm vụ gì, phải có kinh nghiệm tối thiểu bao nhiêu năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Trưởng phòng Tài chính có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Phòng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-BTC năm 2022 quy định nhiệm vụ của trưởng phòng Phòng ngân sách nhà nước Bộ tài chính như sau:
"7. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
a. Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao; tham mưu giúp việc Thủ trưởng đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Trưởng phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng; quản lý, bố trí sử dụng có hiệu quả đối với công chức, viên chức và người lao động trong phòng; hướng dẫn, đôn đốc công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết các công việc của phòng."
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài chính có nhiệm vụ gì, phải có kinh nghiệm tối thiểu bao nhiêu năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Trưởng phòng Tài chính phải có kinh nghiệm tối thiểu bao nhiêu năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Theo Điều 4 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Phòng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-BTC năm 2022 quy định về Tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng như sau:
(1) Về kinh nghiệm công tác
Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; có thời gian đảm nhiệm chức vụ quản lý Phó Trưởng phòng hoặc tương đương tối thiểu từ 01 năm trở lên (trường hợp bổ nhiệm tại chỗ). Trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
(2) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
- Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thì người được bổ nhiệm phải bổ sung chứng chỉ này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
(3) Áp dụng tiêu chuẩn với các Trưởng phòng và tương đương khác của tổ chức thuộc cơ quan Bộ Tài chính.
Đội trưởng Đội xe không nhất thiết phải đủ yêu cầu về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này nhưng phải có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ.
Phó Trưởng phòng Tài chính phải có kinh nghiệm tối thiểu bao nhiêu năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Theo Điều 5 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Phòng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-BTC năm 2022 quy định về Tiêu chuẩn chức danh Phó Trưởng phòng như sau:
(1) Về kinh nghiệm công tác
Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 03 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao. Trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
(2) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
- Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thì người được bổ nhiệm phải bổ sung chứng chỉ này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
(3) Áp dụng tiêu chuẩn với các Phó trưởng phòng và tương đương khác của tổ chức thuộc cơ quan Bộ Tài chính.
Phó Đội trưởng Đội xe không nhất thiết phải đủ yêu cầu về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này nhưng phải có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật để hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?