Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng nghiệp vụ
...
3. Điều kiện
a) Đã có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên đối với chức danh Trưởng phòng, từ đủ 03 năm trở lên đối với chức danh Phó Trưởng phòng (không kể thời gian tập sự), trong đó có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm. Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 58-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
c) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên trở lên.
Theo đó, Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh phỉ có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), trong đó có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm.
Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh (Hình từ Internet)
Người có trình độ cao đẳng có đủ điều kiện được bổ nhiệm Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh?
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng nghiệp vụ
1. Trình độ.
a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm.
b) Lý luận chính trị: Có bằng trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
c) Quản lý Nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
...
Theo đó, Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm.
Như vậy, người có trình độ cao đẳng chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Có yêu cầu trình độ lý luận chính trị đối với Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh?
Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng nghiệp vụ
1. Trình độ.
a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm.
b) Lý luận chính trị: Có bằng trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
c) Quản lý Nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
2. Năng lực
a) Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; Có khả năng phát hiện những vấn đề mới và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
b) Có năng lực quản lý, điều hành hoạt động của Phòng nghiệp vụ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Có khả năng soạn thảo và xử lý văn bản; nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn; xây dựng, đề xuất các chương trình, kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Phòng và hoạt động chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
d) Có khả năng đánh giá tổng kết thực tiễn, phân tích, dự báo tình hình để tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về lĩnh vực được phân công;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu chức danh, vị trí việc làm được bổ nhiệm.
e) Có khả năng quy tụ viên chức, người lao động; được công chức, viên chức, người lao động tín nhiệm.
...
Theo đó, Trưởng Phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có bằng trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?