Trường trung học phổ thông có được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không? Tài trợ cho trường trung học phổ thông theo những hình thức nào?

Xin cho hỏi tiếp nhận các khoản tài trợ của trường trung học phổ thông hiện nay thì trong đó có bao gồm tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không? Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội đồng trường có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ? - Anh Nguyễn Đức Trí đến từ Đồng Nai.

Trường trung học phổ thông có được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không?

Theo Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về việc tiếp nhận tài trợ đối với trường trung học phổ thông như sau:

Tiếp nhận tài trợ
1. Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ
a) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có);
b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ;
c) Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất;
d) Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận khoản tài trợ như sau:
a) Đối với các khoản tài trợ bằng tiền:
- Cơ sở giáo dục phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận đối với khoản tài trợ được chuyển khoản;
- Trường hợp tài trợ bằng kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ tổ chức bán cho Ngân hàng Thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ sở giáo dục.
b) Đối với khoản tài trợ bằng hiện vật:
- Cơ sở giáo dục phối hợp với Tố tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng;
- Trường hợp tài trợ bằng công trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khóa trao tay”: Nhà tài trợ hoàn thành hồ sơ, tài liệu và chứng từ liên quan đến xây dựng công trình chuyển cho cơ sở giáo dục và cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện hạch toán theo giá trị công trình tài trợ đã nhận bàn giao. Khuyến khích việc lập quyết toán vốn theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Trường hợp tài trợ bằng thiết bị, máy móc: Nhà tài trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Đối với khoản tài trợ phi vật chất: Cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành.
Trường hợp tài trợ bằng quyền sử dụng đất: Nhà tài trợ cung cấp các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất và làm các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất cho cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo quy định trên thì trường hợp tài trợ bằng quyền sử dụng đất thì nhà tài trợ cung cấp các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất và làm các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất cho cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, trường trung học phổ thông vẫn sẽ được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất nhé.

Trường trung học phổ thông có được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không? Tài trợ cho trường trung học phổ thông theo những hình thức nào?

Trường trung học phổ thông có được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không? Tài trợ cho trường trung học phổ thông theo những hình thức nào?

Tài trợ cho trường trung học phổ thông theo những hình thức nào?

Về hình thức tài trợ được quy định theo Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hình thức tài trợ
1. Tài trợ bằng tiền: Nhà tài trợ sẽ chuyển một khoản tiền bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoặc thông qua tài khoản của cơ sở giáo dục mở tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.
2. Tài trợ bằng hiện vật: Nhà tài trợ chuyển giao cho cơ sở giáo dục các hiện vật như sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.
Đối với hình thức tài trợ bằng công trình, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.
3. Tài trợ phi vật chất: Nhà tài trợ chuyển giao hoặc cấp quyền sử dụng không thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí cho cơ sở giáo dục.

Theo đó, có ba hình thức tài trợ cho trường trung học phổ thông đó là tài trợ bằng tiền, bằng hiện vật hoặc tài trợ phi vật chất.

Theo Điều 3, Điều 4 Thông tư 29/2012/TT- BGDĐT đã hết hiệu lực thì chỉ có 02 hình thức tài trợ đó là tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt hoặc tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật. Còn hiện nay tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT có thêm hình thức tài trợ phi vật chất.

Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội đồng trường trung học phổ thông trong việc tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ là gì?

Theo Điều 13, Điều 14 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và trách nhiệm của Hội đồng trường trung học phổ thông như sau:

Điều 13. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ.
2. Cử đại diện tham gia Tổ tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục để phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc và việc quản lý sử dụng tài trợ tới toàn bộ phụ huynh trong trường.
3. Cử đại diện tham gia quá trình tiếp nhận tài trợ, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất.
4. Giám sát việc quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục.
Điều 14. Trách nhiệm của Hội đồng trường
Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục công lập, Hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục (sau đây gọi là Hội đồng trường) có trách nhiệm sau:
1. Thông qua kế hoạch tài trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trước khi trình sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt; Phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trường trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông có bắt buộc phải có thâm niên giảng dạy không?
Pháp luật
Mức đầu tư tối thiểu đối với trường trung học phổ thông tư thục để phát triển hoạt động giáo dục là bao nhiêu?
Pháp luật
Thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
Pháp luật
Diện tích phòng họp hoặc phòng sinh hoạt của công tác đoàn tại trường trung học phổ thông quy định bao nhiêu?
Pháp luật
Quy định như thế nào về thiết kế bố trí, diện tích của các phòng chức năng trong khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông để đúng với Tiêu chuẩn?
Pháp luật
Thư viện của trường trung học phổ thông khi xây dựng nên bố trí thiết kế như thế nào cho thích hợp thuận tiện với giáo viên, học sinh?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Người bị kỷ luật có được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng hay không?
Pháp luật
Quy định về việc chi và sử dụng khoản thu từ dạy thêm học thêm cho giáo viên đối với trường trung học phổ thông như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về cơ sở vật chất của trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ra sao? Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường trung học?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm của trường THPT theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Pháp luật
Định mức số lượng người làm việc trong trường trung học phổ thông theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT từ 16/12/2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường trung học phổ thông
1,305 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường trung học phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường trung học phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào