Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sau khi xuất cảnh khỏi Việt Nam còn cần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình không?
- Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoạt động bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?
- Tên văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được đặt theo tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?
- Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sau khi xuất cảnh khỏi Việt Nam còn cần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình không?
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoạt động bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về ngôn ngữ giao dịch của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Ngôn ngữ giao dịch
Văn bản giao dịch chính thức của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt hoặc đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
Có thể thấy, các văn bản giao dịch chính thức của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt hoặc đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
Tuy nhiên, trong hoạt động thường ngày của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam vẫn có thể sử dụng tiếng nước ngoài tương ứng.
Tên văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được đặt theo tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 97/2020/TT-BTC có quy định về tên văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Tên văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Tên văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
...
Có thể thấy, hiện chỉ có quy định tên văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu; không bắt buộc tên văn phòng phải là tên tiếng Việt.
Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sau khi xuất cảnh khỏi Việt Nam còn cần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình không?
Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định trách nhiệm của Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh
1. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện, chi nhánh trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.
2. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện, chi nhánh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam sau khi được công ty mẹ chấp thuận. Thời hạn ủy quyền tối đa là 90 ngày. Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
3. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này mà Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền phải thông báo cho công ty mẹ. Sau khi nhận được thông báo của người được ủy quyền, công ty mẹ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh hiện hữu và việc bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh mới (nếu có). Người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền, hiệu lực tối đa trong vòng 30 ngày sau khi được công ty mẹ chấp thuận.
4. Công ty mẹ phải bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh mới trong các trường hợp sau:
a) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh;
b) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không hiện diện tại Việt Nam quá 90 ngày liên tiếp;
c) Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
5. Trưởng văn phòng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện không được đồng thời đảm nhiệm các vị trí sau:
a) Giám đốc chi nhánh của công ty mẹ, Trưởng văn phòng đại diện, nhân viên của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc nhân viên làm việc cho doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam;
c) Người đại diện theo pháp luật, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của công ty mẹ hoặc cá nhân khác làm việc cho công ty mẹ, có quyền thay mặt công ty mẹ ký kết các hợp đồng kinh tế, giao dịch tài sản mà không cần ủy quyền bằng văn bản của công ty mẹ.
6. Trưởng văn phòng đại diện chỉ được thay mặt công ty mẹ để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty mẹ với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ. Giấy ủy quyền phải được lập riêng cho mỗi lần ký kết và phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao giấy ủy quyền này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy ủy quyền có hiệu lực.
Như vậy, Trưởng văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sau khi được công ty mẹ chấp thuận xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, Trưởng văn phòng đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Thời hạn ủy quyền tối đa là 90 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?