Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có quyền đề nghị cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay không?
- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có quyền đề nghị cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay không?
- Mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với nhiều Văn phòng Thừa phát lại được không?
- Khi Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động thì hồ sơ thi hành án dân sự sẽ được chuyển sang cho cơ quan nào?
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có quyền đề nghị cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay không?
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có quyền đề nghị cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại
1. Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
2. Trong hoạt động thi hành án dân sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đề nghị Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án;
c) Thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại sẽ có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự.
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có quyền đề nghị cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự hay không? (Hình từ Internet)
Mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với nhiều Văn phòng Thừa phát lại được không?
Mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với nhiều Văn phòng Thừa phát lại được không, căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: "Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan."
Căn cứ theo khoản 5 Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
...
4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt bao gồm: Loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần tống đạt; thời gian thực hiện hợp đồng; thủ tục tống đạt; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.
Sau khi ký kết, hợp đồng dịch vụ tống đạt được gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản để kiểm soát việc thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.
5. Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân, mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
Theo đó thì mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
Ngoài ra mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân cũng có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
Khi Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động thì hồ sơ thi hành án dân sự sẽ được chuyển sang cho cơ quan nào?
Khi Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động thì hồ sơ thi hành án dân sự sẽ được chuyển sang cho cơ quan nào, căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
...
4. Hồ sơ lưu trữ của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được xử lý như sau:
a) Hồ sơ về thi hành án dân sự được chuyển cho Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Đối với các vụ việc thi hành án chưa kết thúc thì Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người có yêu cầu về thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc thi hành án;
b) Vi bằng và các tài liệu có liên quan khác được chuyển cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để lưu trữ.
...
Theo đó Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động thì hồ sơ thi hành án dân sự sẽ được chuyển sang cho Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự.
Ngoài ra đối với các vụ việc thi hành án chưa kết thúc thì Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người có yêu cầu về thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?