Truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi gây rối trong phiên tòa?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi gây rối trong phiên tòa?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đang diễn ra có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên tòa hay không?
- Người gây rối tại phiên tòa bị truy cứu trách nhiệm sự được miễn hình phạt tiền khi nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi gây rối trong phiên tòa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 139 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội gây rối trật tự phiên tòa như sau:
Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
...
Theo đó, người nào tại phiên tòa mà có hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa hoặc có hành vi đập phá, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các hình phạt sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 đối với hành vi gấy rối tại phiên tòa như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;
b) Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
c) Gây rối tại phòng xử án;
d) Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở;
đ) Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử;
e) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác mặc dù đã được nhắc nhở;
g) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa;
h) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án rời khỏi phòng xử án khi phiên tòa đang diễn ra không có lý do chính đáng và không được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
i) Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí.
...
Theo đó, người có hành vi gây rối tại phòng xử án thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi gây rối trong phiên tòa tại Tòa án có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nêu trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi gây rối trong phiên tòa tại Tòa án? (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đang diễn ra có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên tòa hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 về thẩm quyền xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...
Như vậy, Thẩm phán chủ tòa phiên tòa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên tòa và đồng thời có quyền tịch thu công cụ, phương tiện gây rối nhưng giá trị không được vượt quá 2.000.000 đồng.
Người gây rối tại phiên tòa bị truy cứu trách nhiệm sự được miễn hình phạt tiền khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Miễn chấp hành hình phạt
1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
...
5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
...
Như vậy, người gây rối tại phiên tòa bị truy cứu trách nhiệm sự được miễn hình phạt tiền trong các trường hợp sau:
- Được đặc xá hoặc đại xá.
- Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn thì có thể được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?