Truy nã quốc tế là gì? Interpol là tên gọi của tổ chức nào? Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị nào?
Truy nã quốc tế là gì? Interpol là tên gọi của tổ chức nào? Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị nào?
Truy nã quốc tế có thể hiểu là quá trình yêu cầu các quốc gia hợp tác để tìm kiếm, bắt giữ và dẫn độ một người phạm tội từ quốc gia này sang quốc gia khác. Điều này thường được thực hiện thông qua các cơ quan quốc tế như Interpol hoặc dựa trên các hiệp định, công ước quốc tế giữa các quốc gia.
Vậy Interpol là tên gọi của tổ chức nào?
Interpol viết đầy đủ là International Criminal Police Organization, dịch ra tiếng Việt là Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế. Cơ quan này được thành lập vào ngày 7/9/1923 tại thủ đô Viên, Áo với vai trò kết nối lực lượng Cảnh sát trên toàn thế giới trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với 194 nước thành viên, Interpol cung cấp các công cụ và dịch vụ thiết yếu để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước trên thế giới thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.
Việt Nam tham gia Interpol vào năm 1991 và là thành viên thứ 156 của tổ chức này. Văn phòng Interpol Việt Nam - trực thuộc Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01). Cơ quan có chức năng hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài; là đầu mối trong hoạt động hợp tác quốc tế, đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Công an Việt Nam với Interpol.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Truy nã quốc tế là gì? Interpol là tên gọi của tổ chức nào? Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự như sau:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Bình đẳng và cùng có lợi;
- Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Đối tượng bị truy nã là những đối tượng nào? Khi nào thực hiện truy nã?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về đối tượng bị truy nã như sau:
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định:
Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ căn cứ xác định đối tượng nêu trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
- Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Ngoài ra, quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
- Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;
- Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
- Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
- Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);
- Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.
(Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy kết thúc kỳ kế toán năm? Công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật?
- Địa điểm bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc? Lịch bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc như thế nào?
- Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
- Địa chỉ Internet, số hiệu mạng bị xử lý thu hồi trong các trường hợp nào từ ngày 25/12/2024?
- Trách nhiệm bảo đảm để công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát chuẩn Quyết định 356/QĐ-VKSTC?