Truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là gì? Việc truy xuất này phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
- Truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là gì?
- Việc truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
- Việc xác định vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
- Việc duy trì dữ liệu truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm được quy định thế nào?
Truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là gì?
Quy định về truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm tại tiết 3.1.5 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13166-1:2020 như sau:
Truy xuất nguồn gốc bên ngoài (external traceability)
Các quá trình kinh doanh giữa các đối tác thương mại và thông tin/dữ liệu được trao đổi để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc
CHÚ THÍCH: Truy xuất nguồn gốc bên ngoài diễn ra khi các vật phẩm có thể truy xuất được xử lý về vật lý từ bên cung cấp vật phẩm có thể truy xuất đến bên tiếp nhận vật phẩm có thể truy xuất.
[NGUỒN: 3.5 của TCVN 12827:2019, có sửa đổi]
Theo quy định trên, truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là cả quá trình kinh doanh giữa các đối tác thương mại và thông tin/dữ liệu được trao đổi để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc.
Việc truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
Theo quy định tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13166-1:2020, việc truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo những yêu cầu chung sau:
(1) Tất cả vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải được định danh đơn nhất và thông tin này được chia sẻ cho mọi đối tác chịu tác động trong chuỗi cung ứng.
(2) Truy xuất nguồn gốc bên ngoài đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm chủ yếu dựa vào độ lớn của thân thịt cũng như cấp độ của vật chứa sản phẩm. Phải duy trì mối liên kết giữa tất cả các sản phẩm ở mọi cấp độ với cấp sản phẩm của chuyến hàng. Do đó, việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc ít nhất gồm:
- Ấn định một GTIN đơn nhất.
- Ấn định số mẻ/lô hoặc một mã riêng (ngày sản xuất/số xêri).
- Ấn định một SSCC đơn nhất nếu vật phẩm có thể truy xuất là một đơn vị logistic. SSCC cũng có thể được sử dụng để định danh vật phẩm có thể truy xuất như là đầu vào cho quá trình sản xuất.
Để duy trì truy xuất nguồn gốc bên ngoài, phải thông tin về mã định danh vật phẩm có thể truy xuất đến các đối tác thương mại thông qua nhãn sản phẩm và giấy tờ liên quan hoặc các tài liệu kinh doanh điện tử. Điều này kết hợp các sản phẩm vật chất với các yêu cầu thông tin cần thiết cho việc truy xuất nguồn gốc.
Chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm (Hình từ Internet)
Việc xác định vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
Căn cứ tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13166-1:2020, việc xác định vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm phải đảm bảo yêu cầu chung sau:
(1) Các đối tác thương mại xử lý, đóng gói và/hoặc làm nhãn sản phẩm phải đảm bảo rằng tất cả các số mẻ/lô sản phẩm nội bộ được định danh đơn nhất và liên kết với các mẻ/lô sản phẩm cung cấp ra bên ngoài để không có sự cố về khả năng truy xuất ngược của dòng lưu thông sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng.
(2) Chỉ các đối tác thương mại sử dụng đầu vào để tạo ra hoặc chuyển đổi thương phẩm mới phải định danh đơn nhất vật phẩm đó bằng cách gán một GTIN. Các đối tác thương mại tạo ra các vật phẩm có thể truy xuất phải xác định mức độ chính xác mà họ cần để định danh các vật phẩm có thể truy xuất. Tốt nhất là định danh các vật phẩm có thể truy xuất trên toàn bộ hệ thống sản phẩm của chủ sở hữu thương hiệu.
(3) Việc định danh theo xêri các thương phẩm, cho phép kết nối tổng thể các hệ thống thông tin và truyền thông, được thực hiện thông qua việc sử dụng số định danh ứng dụng AI (01) GTIN và AI (21) số xêri.
(4) Việc sử dụng mã định danh theo xêri thương phẩm phải được các đối tác thương mại đồng ý.
Lưu ý: Trong một số trường hợp nhất định, có thể áp dụng các yêu cầu bổ sung của thị trường hoặc khách hàng.
Việc duy trì dữ liệu truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm được quy định thế nào?
Theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13166-1:2020 thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải duy trì hồ sơ để tạo điều kiện cho việc truy xuất nguồn gốc kịp thời và chính xác, hỗ trợ mọi trường hợp thu hồi sản phẩm khi cần thiết.
Cơ sở cần thiết lập chính sách lưu giữ dữ liệu nội bộ dựa trên các khía cạnh sau:
- Các yêu cầu của cơ quan quản lý quy định về lưu giữ hồ sơ, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
- Khoảng thời gian của sản phẩm có thể tồn tại trong chuỗi cung ứng vượt quá thời gian quy định. Điều này dựa trên loại sản phẩm (thịt mát, thịt đông lạnh, thịt tẩm ướp gia vị...).
- Nhu cầu lấy nhanh dữ liệu trong trường hợp có sự kiện dịch tễ học có liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm của cơ sở.
- Thoả thuận giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc yêu cầu của khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?