Từ bỏ điều ước quốc tế là gì? Hồ sơ trình quyết định từ bỏ điều ước quốc tế gồm những tài liệu gì?
Từ bỏ điều ước quốc tế là gì?
Từ bỏ điều ước quốc tế được giải thích tại khoản 18 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, từ bỏ điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ bỏ điều ước quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình quyết định từ bỏ điều ước quốc tế gồm những tài liệu gì?
Hồ sơ trình quyết định từ bỏ điều ước quốc tế gồm những tài liệu được quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 6 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
6. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
c) Văn bản điều ước quốc tế;
d) Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Như vậy, hồ sơ trình quyết định từ bỏ điều ước quốc tế gồm:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc từ bỏ điều ước quốc tế;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
- Văn bản điều ước quốc tế;
- Đề nghị về việc từ bỏ điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Thẩm quyền quyết định từ bỏ điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định từ bỏ điều ước quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
1. Việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định từ bỏ điều ước quốc tế được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định từ bỏ điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
- Chủ tịch nước quyết định từ bỏ điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
- Chính phủ quyết định từ bỏ điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?