Từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển những loại thông tin nào theo quy định hiện nay?
Từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển những loại thông tin nào theo quy định hiện nay?
Theo khoản 7 Điều 10 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin
...
7. Các loại thông tin sau đây sẽ bị từ chối đăng tải:
a) Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thông tin đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa phổ biến công khai hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp;
c) Thông tin không đúng sự thật;
d) Thông tin không bảo đảm chất lượng;
đ) Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng lên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Căn cứ trên quy định những loại thông tin sau đây sẽ bị từ chối để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển:
- Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thông tin đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa phổ biến công khai hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp;
- Thông tin không đúng sự thật;
- Thông tin không bảo đảm chất lượng;
- Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng lên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Những loại thông tin nào sẽ bị từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển? (Hình từ internet)
Thông tin có nội dung nào không được được cung cấp, đăng tải, truyền đưa trên cổng thông tin điện tử?
Theo khoản 1 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 quy định về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng như sau:
Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.
...
Căn cứ trên quy định cổng thông tin điện tử không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung sau đây và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia:
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
+ Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
+ Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
+ Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Những thông tin trong các lĩnh vực nào thuộc phạm vi bí mật nhà nước?
Theo Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:
- Thông tin về chính trị;
- Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu;
- Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp;
- Thông tin về đối ngoại;
- Thông tin về kinh tế;
- Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ;
- Thông tin về khoa học và công nghệ;
- Thông tin về giáo dục và đào tạo;
- Thông tin về văn hóa, thể thao;
- Thông tin về văn hóa, thể thao;
- Thông tin về y tế, dân số;
- Thông tin về lao động, xã hội;
- Thông tin về tổ chức, cán bộ;
- Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Thông tin về kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?