Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị xử lý kỷ luật? Có bao nhiêu hình thức kỷ luật viên chức?
Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị xử lý kỷ luật không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Viên chức 2010 về những việc viên chức không được làm như sau:
Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
...
Đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 1847/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ với những nội dung sau:
...
4. Nội dung của văn hóa công vụ
a) Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm:
- Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.
...
Theo đó, viên chức không được tự ý bỏ việc, trốn tránh trách nhiệm hay thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Viên chức phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.
Khi từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, tùy vào mức độ vi phạm, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định Mục 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng (Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP);
- Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm (Căn cứ quy định Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP);
- Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Ngoài ra, nếu là viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo nhưng tái phạm; thì có thể bị cách chức (Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 11 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu trường hợp viên chức từ chối nhiệm vụ cấp trên giao do nhiệm vụ đó trái với quy định của pháp luật thì sẽ không bị xử lý kỷ luật.
Mức độ vi phạm được Chính phủ giải thích tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
- Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm không lớn, chỉ tác động đến phạm vi nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm lớn, có tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ của vi phạm đặc biệt lớn, phạm vi tác động rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật viên chức có hành vi vi phạm?
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Điều 15 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:
(1) Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Buộc thôi việc.
(2) Áp dụng đối với viên chức quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức nêu trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Mẫu quyết định xử lý kỷ luật viên chức được quy định như thế nào?
Hiện nay, Luật Viên chức 2010 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về mẫu quyết định kỷ luật viên chức. Tuỳ theo từng cơ quan sẽ có quy định riêng về nội dung mẫu này. Tuy nhiên những nội dung cần đảm bảo chính xác, trung thực và không được trái với pháp luật.
Có thể tham khảo mẫu quyết định kỷ luật viên chức sau đây:
Tải mẫu quyết định kỷ luật viên chức mới nhất năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?